Tài liệu nuôi gà ra trường

 

14/03/2014 22:37

14/08/2013:

Tình hình là thấy các AE và các bạn rất hứng thú trong việc Lập Hội Gà Tre, một số bạn còn nt và Alo chỉ để hỏi về vấn đề này. Tuy nhiên, chỉ là 1 Hội ảo hoặc vui chơi ngẫu hứng thì ko phải suy nghĩ nhiều, cứ thế mà hẹn gặp giao lưu rồi thành Hội. Ở đây, Ba Gà tôi muốn mọi thành viên trong Hội đều thực sự có tâm huyết và đam mê, tôn trọng sự tồn tại của Hội thì Hội mới có thể duy trì và vững mạnh đc.
Điều đầu tiên sẽ là tham khảo sự tán thành. Hội có nên lập hay ko đòi hỏi nhất thiết 1 số lượng người ủng hộ. Ba Gà tôi vừa mới lập một Khảo sát về việc "Lập Hội Gà Tre" trên Topic. Các bạn cứ tham gia bình chọn nhé! Từ 50 bình chọn Đồng ý trở lên, Ba Gà tôi sẽ lập.
Chào thân ái!

 

_____________________________________
Thời Điểm Update:
 

01:17:00 Ngày 12/05/2013 : Phần I (Cách Chọn Hảo Kê)
01:15:00 Ngày 13/05/2013 : Phần I (Cách Chọn Hảo Kê) (tiếp theo)
00:58:00 Ngày 18/05/2013 : Phần II (Cách Chăm Sóc Gà Đá Cựa Sắt)
01:40:00 Ngày 12/06/2013 : Phần II (Cách Chăm Sóc Gà Đá Cựa Sắt) (tiếp theo)
17:36:00 Ngày 14/08/2013 : Phần III (Chế Độ Đá)
 

======================

 

Lời mở đầu, chúc BQT & AE 5s nhiều sức khỏe, thành công trong cuộc sống!
Trước tiên xin gửi đến những bậc Sư Kê lão thành, những AE Nài dày dạn kinh nghiệm đôi lời: Ba Gà tôi ko dám "Múa rìu wa mắt thợ", chỉ mong wa Topic này có thể đem đến 1 số kiến thức cơ bản nhất về bộ môn 
Gà Đá Cựa Sắt cho AE mới tập chơi và truyền lại vài bí quyết, kinh nghiệm mà Ba Gà tôi đã tích lũy đc. Đây chỉ là quan điểm của riêng Ba Gà tôi, ko tránh khỏi có thiếu sót cũng như ko đồng nhất vs quan điểm của AE, nên xin AE tôn trọng, đóng góp ý kiến xây dựng sẽ tốt và có ích hơn là phê bình, chê bai, châm chọc. Ý kiến đóng góp nào hay, bổ ích Ba Gà tôi sẽ Quote lên Bài chủ đề để bổ sung cho đầy đủ, hoàn chỉnh hơn, còn ý kiến nào mang tính chất đả kích, khiêu khích, tranh cãi "tào lao mía lao" làm loãng Topic thì xin lỗi trc, Ba Gà tôi sẽ báo Mod xóa.
Sau nữa là Ba Gà tôi mạn phép đi vào vấn đề chính. Chủ đề này là 
"Hướng dẫn Người mới tập chơi Gà tre đá cựa sắt", Ba Gà tôi sẽ chia ra nhiều phần theo thứ tự từ lúc chưa có khái niệm gì vềGà tre đá cựa sắt cho đến lúc băng cựa thả gà, sửa gà cứu gà, nuôi tang, chữa bệnh, sửa gà mẹo, v..v... mỗi phần sẽ cố gắng đúc kết thật đầy đủ (cái này phải nhờ AE đóng góp thêm)
Mong muốn trong Box Gà có 1 bài viết hoàn chỉnh về Môn 
Gà tre đá cựa sắt để thứ nhất AE có cùng đam mê giao lưu, chia sẻ học hỏi kinh nghiệm với nhau, hai là hướng dẫn, chỉ bảo những AE mới tập chơi, ba là có thể tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn AE chưa từng chơi. 
 

Phần I: Cách chọn Hảo Kê

Ngày trước, thời gian mới tập tành chơi môn này, tốn ko biết là bao nhiu tiền vào việc mua gà, dường như tâm lý ai cũng thế, muốn có nhiều thật nhiều thứ mình thích để thỏa mãn sự cuồng nhiệt. Nghe người ta nói Gà có 5 màu, là ngũ hành tương sinh tương khắc, thế là đem về 5 con, nghĩ rắng "ta đã có 5 ae siêu nhân", rối tiếp đến là Linh Kê, Quý Kê, Quái Kê, cái gì cũng mua, Ô chân trắng, Điều chân xanh là "Hợp Cách", Tử Mị Kê, Bốc Cát, Né Lồng, Lắc Mặt, tá lả âm binh, rốt cuộc toàn gà tào lao. 
Điều đầu tiên khi muốn bước vào môn chơi này, bạn phải là người có khả năng phân biệt được đâu là gà tốt, tránh tình trạng vác tiền mua về mấy con gà chó, tốn tiền, tốn lúa, tốn thời gian công sức chăm sóc đề rồi "báo cô báo cậu" còn chết ác. Ko phải 1 sớm 1 chiều là có đc, việc này đòi hỏi bạn phải trải qua rất nhiều giai đoạn, mất rất nhiều thời gian và tiền bạc mới đúc kết đc kinh nghiệm. Đây là Phần quan trọng nhất trong việc quyết định 10% chiến thắng khi thi đấu.

I. Sự cuốn hút:
 

 

Khi đến 1 Trại gà hoặc 1 Lò gà, bạn đừng đến xem 1 con gà bất kì, mà hãy mồi 1 điếu thuốc cho đầu óc sảng khoái, nơ-ron hoạt động. Chọn 1 vị trí tốt nhất để quan sát tất cả gà có ở đây, quan sát từ màu sắc, dáng đứng, tướng đi, tiếng vỗ cánh, tiếng gáy. Bỏ ngoài tai lời PR của người bán gà mà hãy tập trung quan sát, mỗi con khoảng 30s cho đến khi bạn bị cuốn hút bởi 1 con nào đấy thì hãy tiến về phía nó.
Đối với mỗi người, sự cuốn hút sẽ khác nhau, có người bị thu hút bởi màu lông đẹp, cũng có người thích tiếng gáy to, vỗ cánh ầm ầm hoặc Gà Linh...
Sự cuốn hút đôi khi là linh cảm tốt, ta thích nó thì ta mới nuôi nó đc. Vì cho dù bạn đang sở hữu 1 con gà xuất sắc mà nhìn đi nhìn lại vẫn ko thể nào thích nó thì chắc chắn rằng nó sẽ ko được chăm sóc tốt bằng những con gà tuy ko hay như nó nhưng được bạn cực kì yêu quý, và rồi đến lúc nào đó nó cũng sẽ bỏ thây nơi chiến trường mà thôi. Nếu AE có duyên giao lưu với nhau, Ba Gà tôi có thể chia sẻ 1 câu chuyện có thật về 1 con gà mà tôi dùng tình thương để huấn luyện nó.


II. Tiêu chuẩn cơ bản:
Điều tiếp theo là đánh giá xem con gà bạn chọn có tố chất ko nhé.
1) Tiêu chuẩn hình thể:
Là tiêu chuẩn đc đánh giá wa tất cả các chi tiết trên cơ thể, có điểm số từ 1 đến 10. 

2) Tiêu chuẩn sức khỏe:
Để đánh giá tiêu chuẩn sức khỏe cơ bản có đạt yêu cầu ko, bạn làm như sau:
_ Kiểm tra Miệng: Trong lúc thi đấu, sức bền cũng rất quan trọng, một con gà có hơi tốt thì miệng ko hôi, ko nhớt và ko có ké.
_ Kiểm tra Cánh: Cánh giúp bay cao, là 1 lợi thế lúc giao nạp nên đôi cánh càng khỏe càng tốt. Dùng 2 tay quăng con gà lên cao, vừa đủ wa khỏi đầu, gà có đôi cánh khỏe sẽ có tần suất đập cánh nhiều hơn, thời gian chạm đất lâu hơn. Làm 3 lần liên tục , nếu ko có dấu hiệu xuống sức thì bạn đang có cơ hội sở hữu 1 con gà rất khỏe đấy.
_ Kiểm tra Chân: Đôi chân cũng như vũ khí, chân yếu, nhảy vài cái thì đuối, ko nhảy nổi thì làm sao kết thúc đối thủ đây. Dùng 2 tay ôm hai bên cánh gà, đưa lên độ cao bằng chiều cao gà, thả ra bất ngờ, chú ý xem gà có hiện tượng cắm đầu về phía trc ko, chân có khụy sát đất quá ko, gà có giương cánh ra ko. Nếu xuất hiện 1 trong 3 dấu hiệu trên thì chứng tỏ con gà này có đôi chân ko đc khỏe lắm, cần rèn luyện thêm.

[Update:
3) Tiêu chuẩn kỹ năng:
_ Theo kinh nghiệm chơi gà của Ba Gà tôi thì: Gà biết đá, càng ngày đá càng hay. Gà ko biết đá, khả năng huấn luyện là rất thấp. Cho nên, đừng vì say mê vẻ đẹp hình lông hoặc tướng mạo Linh Kê mà phớt lờ đi lối đá của nó. 
 

" Thà ko có 1 con gà chiến nào trong tay, còn hơn có cả trăm con gà thịt. "
 

_ Trong các trận đấu Gà Đá Cựa Sắt hiện nay, 50% là Bại Kê tử trận, 20% là mang thương tích nặng hoặc tàn tật, còn lại cũng bị thương tích ko nhẹ, phải dưỡng thương gần 10 ngày mới phục hồi đc. Chính vì mang tính chiến đấu cao như thế này mà đòi hỏi Chiến Kê của bạn ko thể là tay mơ đc, ko thể là ca sĩ lên sân khấu nhảy Lambada đc, hay đang biểu diễn nửa chừng, bất ngờ chạy sô đc.
_ Tóm lại, cho dù là Gà tơ hay Gà độ, đều phải có đc những kỹ năng sau: 
+ Nạp sâu chân. Đối thủ nạp thì biết tránh né, ko thì phải né dạt hoặc chặn.
+ Nạp hố biết thả bom. Đối thủ bom thì biết chạy dạt hoặc hứng.
+ Ray đc thì biết nắm lông đá nhồi, mất thế té ngửa thì biết chà, chây chét. Đối thủ vô ray thì biết đi trên, đối thủ nắm lông thì cũng phải biết nhồi chung với nó. ( Cứ tưởng tượng lúc đánh nhau, bạn bị nắm đầu ghị xuống, lúc đó bạn cố gắng vùng ra đánh trả hay cứ cúi đầu cho nó lên gối?)
_ Nếu 1 con Gà mà ko có 1 trong các kỹ năng trên thì 95% là bại trận.
_ Một điều nữa là, trong Môn Gà chọi nói chung và Môn 
Gà Đá Cựa Sắt nói riêng, luôn hấp dẫn và ko hề nhàm chán vì thứ nhất: ko có Gà nào là vô địch, thứ hai: ko có đòn thế nào là vô đối. Nhưng khi thi đấu, nếu áp dụng câu nói : "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng" là hoàn toàn chính xác. Vì trong Môn Gà Đá Cựa Sắt này, đòn thế có tương khắc với nhau.
 

 

*** Tiêu chuẩn đánh giá này chỉ mang tính chất tham khảo để chọn lọc thật logic chứ ko thể rập khuông 1 cách thái quá đc, bởi vì có những con gà tuy có chỉ số tiêu chuẩn rất thấp nhưng cực kì hay. Ví dụ như ở con người chúng ta: Danh thủ Maradona tuy có hình dáng nhỏ bé, cục mịch nhưng là 1 tượng đài trong môn Bóng đá, rồi thì Charlie Chaplin (Vua hề Sác lô) cũng là 1 minh chứng, Tướng Napoléon Bonaparte (Tổng thống đầu tiên và cũng là Hoàng đế cuối cùng của Pháp), 1 thời lừng lấy khắp Châu Âu cũng vậy... Chỉ có điều con người thì dễ nhưng loài vật làm sao ta biết đc nó ntn. Cho nên, tiêu chuẩn này cũng góp phần giúp bạn lựa chọn 1 con gà bình thường khỏe mạnh, ko tật lỗi, ko khiếm khuyết, thích hợp cho việc huấn luyện cũng như ko gặp khó khăn, bất lợi trong khi thi đấu. ***
 

" Nhất thủ, nhì vĩ, tam hình, tứ tục "
" Tứ tục: Tông, Dòng, Lực, Tài "


III. Bổn bang:

“ Bổn bang ko bằng Gà Lang thang mà Tài. “

Riêng phần Bổn bang, Ba Gà tôi rất đồng tình với ý kiến của Bạn Trại Gà Mỹ:

Description: Trích dẫn Gửi bởi Trại Gà Mỹ Description: Xem bài viết

Môn đá gà là môn chơi nghệ thuật nhưng cũng tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền của, có khi làm tình cảm gia đình rạn nứt. Muốn chon được một chú gà hay rất khó khăn mà ở đó có tiền chưa chắc có được gà hay. Thế mà dạo quanh 5GIAY quá chừng gà bổn này bổn nọ. Nói một cách dễ hiểu: mua một con gà trống biết đạp mái và 1 con gà mái biết đẻ bắt cặp với nhau, thế là có một đàn con để bán. Vậy là chúng ta đã có một bổn mang tên người đổ : bổn anh A Quận X, bổn anh B Quận Y.......Và gà trống nọc, mái nọc thì sao: thích thì bán, kiếm mua con trống con mái khác để đổ mái, và như thế chu kì đó cứ lặp đi lặp lại. Nói đến đây thì có lẽ anh em cũng hiểu gà bổn nọc chất lượng như thế nào: nọc chất lượng hay nọc chợ nọc chó. Tóm lại: đạp mái có cồ là trống nọc, đẻ ra trứng là mái nọc. Ai mua thì bán nếu cảm thấy có lời khi mua con trống con mái khác ( để làm nọc )

Ở loài người chúng ta, cho dù cha mẹ là Bác học, là Thiên tài thì cũng đâu chắc rằng 100% những đứa con của họ đc như họ. Và rằng cha mẹ là nông dân, là lao động phổ thông thì đã sao, ko thể sinh ra đc những người con Thạc sĩ, Tiến sĩ à?!! Thời buổi giờ loạn lạc, ko biết đâu là thực đâu là hư, Ba Gà tôi đã phải dùng đến chiêu kiểm tra thực tế khi mua gà. Cách thức như sau:
_ Mang theo 1 con gà phu (gà thua, gà bể, gà tàu…) có chạng nhỏ hơn chạng con gà định mua 1 chấm (100gram). Mang theo 1 bộ cựa sắt thích hợp vs chạng gà + băng keo.
_ Trồng cựa vào con gà định mua, quấn băng keo vào thân cựa cách đầu mũi cựa 5-7mm, chiến đúng 10 chân ( tính = số lần gà nhảy lên khỏi mặt đất), xem kết quả. 
+ Nếu có 1 vết cựa điểm 10 trên người gà phu là Sát Kê
+ Nếu có 1 vết cựa điểm 9 trên người gà phu là Tài Kê
+ Nếu có 1 vết cựa điểm 8 trên người gà phu là Hảo Kê
+ Nếu có từ 6 vết cựa trên người gà phu là Gà nhạy cựa
+ Nếu có dưới 5 vết cựa trên người gà phu là Gà thường
+ Nếu ko có vết cựa nào thì mua e nó về làm Gà phu.


 

Phần I “Cách chọn Hảo Kê” tạm thời kết thúc tại đây
nhưng mong rằng nó sẽ được mở rộng ra thêm nữa bởi kinh nghiệm đóng góp của các Bạn.
Chúc các Bạn chọn được những Hảo Kê ưng ý. 
Chào thân ái và đoàn kết!

 

written 01:15:00 ngày 13/05/2013]
 

======================

[Update:

Phần II: Cách chăm sóc “Gà Đá Cựa Sắt”

Sau khi đã chọn được con gà ưng ý, đạt các tiêu chuẩn yêu cầu, điều tiếp theo sẽ là chăm sóc và huấn luyện nó trở thành 1 chiến kê thực thụ. Ở Phần này, Ba Gà tôi sẽ đi thật sâu sát, mỗi mục nhỏ sẽ phân tích kỹ, chỉ dẫn rõ ràng cho các bạn dễ áp dụng vào thực tế. Chính vì nội dung phải thật đầy đủ và chính xác nên có thể việc Update các mục mới sẽ lâu hơn trc đây, mong các bạn thông cảm. 
Thấy cm của các bạn có yêu cầu Hướng dẫn cách nuôi Gà mau tới đá, đầy pin, cách nuôi tang, chữa bệnh, cách trồng cựa, nài Gà... Hic, Ba Gà tôi làm Cty giờ hành chính, chiều đón con đi học về, sinh hoạt gia đình đến 10h tối mới viết bài đc nên có chăng chỉ đáp ứng đc yêu cầu của những bạn nằm trong phần update hằng ngày. Bởi chính vì Topic này là Hướng dẫn “người mới chơi” nên Ba Gà tôi phải hướng dẫn theo thứ tự, mong các bạn thông cảm, theo dõi Topic nhé!
Phần này cũng quan trọng ko kém Phần chọn Gà, cũng chiếm tỉ lệ 10% chiến thắng khi thi đấu.

I. Nuôi Gà khỏe:
Dường như 1 con gà sau khi mua về, 20% là chiến đấu liền hoặc 1-2 ngày sau đó, 70% là khoảng 7-10 ngày, còn lại là các lý do khác như: Gà bị chói nước, bị bệnh, Gà tới nhưng người chưa tới mới ko đá… Nhưng bảo đảm rằng 100% Gà đều bị vô “Chế Độ Đá” liền. Có người vừa đem về đến nhà là cho xổ liền với Gà nhà, ko thì xuống lông vô nghệ, chạy bội, vô mồi nhằm mục đích cho con Gà mau đầy pin, mau tới Gà. Nhưng tất cả đều là những điều làm cho con Gà của bạn kiệt sức (đối với Gà già), lõn lẽn (đối với gà tơ) hoặc hư Gà (đối với Gà độ). Sau đây, Ba Gà tôi sẽ hướng dẫn thứ tự các bước Nuôi Gà Khỏe trước khi vô Chế Độ Đá.
1)Xác định Chạng Gà:
Đa số chỉ vô tay thấy như cục sắt, cục thép là hài lòng, và cho rằng cân nặng lúc đó là Chạng Gà. Điều đó chưa thực sự hợp lý, vì biết đâu rằng, ta đã vô tình ép Chạng Gà mà ko biết. Các đấu thủ Quyền Anh hay các VĐV Thể Hình vẫn thường xuyên ép cân nặng của mình nhằm đạt đc mục đích thi đấu thì Gà cũng có thể làm đc. Ba Gà tôi chỉ phân tích các khía cạnh xung quanh vấn đề xác định chính xác Chạng Gà chứ ko nói đến việc ép Chạng Gà là tốt hay xấu nhé, vì tùy mục đích thi đấu mà các bạn có thể tùy ý thực hiện.
a)Khi biết Chạng Gà Bố Mẹ:
 

“Chó giống cha, Gà giống mẹ”

X: Chạng Gà Bố
Y: Chạng Gà Mẹ
Z: Chạng Gà Con trung bình
Z1: Chạng Gà Con (Trống)
Z2: Chạng Gà Con (Mái)
Công thức tính Chạng Gà con : (Thanks A Q.Thanh ở Đồng Tháp đã chia sẻ công thức này)

Z = Y + Y(X-Y)/3000
Z1 = Z + (X-Z)/2
Z2 = Z - (Z-Y)/2

VD: Chạng Gà Bố là 1.100g, Chạng Gà Mẹ là 800g thì Gà con trung bình sẽ có Chạng là 880g. Gà Trống con sẽ có Chạng là 990g, Gà Mái con sẽ có Chạng là 840g.
Ngoài ra, còn có những trường hợp Gà bị đẽn do bẩm sinh, còi do bị giành thức ăn hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu thốn, ko phù hợp, ko đủ chất mà Gà ko thể đạt được Chạng tiêu chuẩn của nó.

b)Khi ko biết Chạng Gà Bố Mẹ:
Để xác định Chạng Gà khi ko biết Chạng Gà Bố Mẹ, bạn phải xác định được tuổi Gà. Trung bình, Gà phát triển đầy đủ thể chất hết vào khoảng tháng thứ 12-14. Ở độ tuổi này, Gà sẽ dừng phát triển thể chất, bạn có thể xác định Chạng Gà. Vào tháng thứ 12, có 2 trường hợp:
TH1: Nếu Gà ốm, bạn phải tích cực vỗ béo Gà, nếu thực hiện đúng chế độ, Gà sẽ tăng cân đều đặn trong 2-3 tuần, đến khi thấy trong khoảng từ 3-5 ngày Gà dừng tăng cân thì lúc này, Gà đã đạt trọng lượng tối đa. Thời điểm này, Gà đã tròn 12 tháng. 
Tiếp theo, cho Gà vào chế độ giảm mỡ, nếu thực hiện đúng Gà sẽ giảm cân từ từ trong 2-3 tuần, đến khi thấy trong khoảng từ 5-7 ngày Gà dừng giảm cân thì lúc này, Gà của bạn sẽ hết mỡ và có cân nặng = Chạng của nó.

TH2: Nếu Gà mập, bạn thực hiện chế độ giảm mỡ như trong TH1.
Lưu ý, trong khoảng thời gian xác định Chạng Gà, tuyệt đối nghiêm cấm xổ Gà.
 

***Cách xác định tuổi Gà khi ko nuôi từ trứng***
 

Vào khoảng tháng thứ 6-7 thì lông cánh gà sẽ mọc đầy đủ và chia làm hai nhóm rõ rệt. Nếu tính từ ngoài vào thì Nhóm lông ngoài cùng là Nhóm lông bay, đầu lông nhọn và dài. Phía trong là Nhóm lông lượn, đầu lông tròn và cong. Giữa hai Nhóm lông này có 1 lông nhỏ mọc thấp hơn và tách riêng ra, để phân ranh giới giữa hai Nhóm lông trên được gọi là lông trục.


Hình 1: Lông trục

Mùa thay lông thứ 1 của gà khoảng từ tháng 4 đến tháng 5, khi thay lông thì có thêm một lông mới nhỏ hơn mọc thêm gần lông trục gọi là lông tuổi, lông này có đầu tròn, nằm đè lên lông trục.


Hình 2: Lông tuổi

Hình 3: Gốc lông của Gà 10 tháng tuổi

Cứ 12 tháng sau là đến kỳ thay lông tiếp theo của Gà, sẽ có thêm 1 lông tuổi khác mọc lên nữa.
_ Gà chưa có lông tuổi : dưới 5 tháng tuổi
_ Gà có 1 lông tuổi (gốc lông tuổi còn máu): từ 5-7 tháng tuổi
_ Gà có 1 lông tuổi (gốc lông tuổi đã khô máu): từ 8-16 tháng tuổi
_ Gà có 2 lông tuổi (gốc lông tuổi mới còn máu): từ 17-19 tháng tuổi
_ Gà có 2 lông tuổi (gốc lông tuổi m

ới

đã khô máu): từ 20-28 tháng tuổi

Tuổi rất quan trọng với Gà đá, Gà trưởng thành từ khoảng 12-14 tháng tuổi. Gà đạt tuổi này thì khi thi đấu mới lỳ và khôn. Gà tuổi này vẫn cự mạnh với đối thủ có trọng lượng gấp 2-3 lần nó và xổ đc trên 5 chân ko chạy. Nếu bạn bỏ qua phần xác định tuổi Gà vì thấy Gà sung và đá hay thì % thua sảng sẽ rất cao, vì bạn cứ nghĩ xem, đưa 1 cậu bé to xác đánh với 1 người lớn thì kết quả sẽ như thế nào?
 

***Cách vỗ béo Gà***
(Đối với Chạng Gà 1kg)

Nhốt chuồng nhỏ ko thả và chế độ dinh dưỡng như sau:
_ Lúa: 2 cử/ngày, ăn đến khi ko ăn nữa.
_ Rau: 1 cử/ngày, vừa đủ.
_ Mồi: cách 1 ngày 1 cử, sâu supper worm 30 con hoặc dế 15 con hoặc 60g thịt bò... 
_ Vitamin B1,B2: 100mg/ngày
_ Vitamin A+D3, E: cách 1 ngày 1 viên
_ Phariton : cách 5 ngày 1 viên

 

***Cách giảm mỡ Gà***
(Đối với Chạng Gà 1kg)

_ Quần bội ngày 2 lần, mỗi lần 10 phút
_ Thả lang ngày 3 lần, mỗi lần 20 phút
_ Lúa: 2 cử/ngày, mỗi cử 70 hạt
_ Rau: xà lách, giá, mau muống... ăn đến khi ko ăn nữa
_ Mồi: 1 cử/tuần, sâu supper worm 10 con hoặc dế 7-8 con hoặc 20g thịt bò... 
_ Vitamin B1,B2: 100mg/ngày
_ Vitamin B6, B12: cách 2 ngày viên
_ Vitamin A+D3, E: cách 1 ngày 1 viên

written 00:58:00 ngày 18/05/2013]
 

[Update:
2) Phòng chữa bệnh:

“Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”

Gà cũng như người, khi có bệnh sẽ rất uể oải, ủ rủ, yếu ớt. Đập cánh và gáy còn ko nổi thì nói gì đến chuyện đấm đá. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng Gà mắc bệnh, nhưng phần lớn là do con người ta gây nên cho nó. Môi trường và dinh dưỡng là 2 yếu tố rất wan trọng nhằm phòng bệnh hiệu quả nhất. Sau đây Ba Gà tôi sẽ phân tích một số điểm cần lưu ý về Chuồng trại, Thức ăn và cách chăm sóc hiệu quả nhất trong vấn đề Phòng chống bệnh cho Gà.
a) Chuồng trại:
Hiện nay, có rất nhiều cách xây dựng chuồng khác nhau, các kiểu chuồng thì rất đa dạng và sáng tạo, từ đơn giản như chuồng tre nứa, chuồng vải bạt cho đến phức tạp, tốn kém như chuồng Tre lưới cá, chuồng Bê tông lưới B40, chuồng Cọp… Nhưng phổ biến nhất hiện nay là dạng chuồng dãy xây bằng gạch ống và xi măng, rất kiên cố, tiết kiệm diện tích, và chống trộm hiệu quả. Có người còn đầu tư riêng chuồng nhốt ban ngày và chuồng ngủ ban đêm cho Gà nhằm chống kê tặc. Sau đây là 1 số hình ảnh về các kiểu chuồng, các bạn có thể tham khảo:
 


Chuồng ngủ: sử dụng lưới nhuyễn chống muỗi,
đc thiết kế nhỏ gọn vừa đủ cho gà nằm ngủ,
tiết kiệm ko gian và có thể để trong nhà phòng chống kê tặc.


 


Chuồng Cọp.


Chuồng dãy: xây bằng gạch ống và lưới, thường dùng cho Trang trại


Chuồng sắt mang tính thẩm mĩ cao, thích hợp nuôi trong Thành thị.

 

Một điều cần lưu ý là cho dù sử dụng bất cứ kiểu chuồng nào cũng đều phải đảm bảo đc:
_ Vệ sinh: phải thường xuyên dọn dẹp phân tiêu hoặc thay chất độn chuồng, đảm bảo ko có mùi hôi, kí sinh trùng, ruồi nhặng nơi chuồng gà.
_ Chuồng phải thiết kế sao cho khô thoáng ban ngày, kín gió ban đêm.
_ Khử trùng và tiêu độc ít nhất 2 tháng/lần.

b) Dinh dưỡng:

*** Lúa ***

Thông thường, sau khi mua về, các bạn chỉ ngâm lúa wa 1 lần khoảng 30 phút rồi chắt nước và cho Gà ăn. Nhưng theo các Sư Kê mà Ba Gà tôi từng gặp cho biết: Vì lúa là thức ăn chính dành cho Gà đá nên ko thể phớt lờ vấn đề này đc. Chọn lúa cho gà ăn, phải là loại lúa tốt, tròn, chắc hạt, nhặt kỹ hạt lép, các thứ dơ bẩn, rồi đãi trong nước sạch, lại phơi khô và cho gà ăn. Tránh ngâm Lúa wa đêm vì có thể lúc này Lúa đã nảy những mầm nhỏ, chứa nhiều độc tố ko tốt cho Gà. Đó là lý do tại sao sau khi đãi Lúa trong nước sạch, các Sư Kê lại phơi khô rồi mới cho gà ăn vì nếu ko may Gà bị ko tiêu thì Lúa ngâm có điều kiện nảy mầm trong bầu diều Gà.

*** Rau xanh ***

Các loại rau xanh có rất nhiều Vitamin K, thành phần giải độc hữu hiệu trong tự nhiên, ngoài ra còn cung cấp các khoáng chất, các nguyên tố vi lượng, làm giảm thân nhiệt cho Gà trong những ngày nóng. Các loại rau phổ biến thường dùng như: xà lách, giá, rau muống. Riêng cà chua, một số Sư Kê cho rằng loại trái này làm gà yếu đường ruột, đi phân lỏng, ko tốt khi Gà đang trong “Chế độ đá”.

*** Mồi ***

Mồi giúp bổ sung các chất đạm, protein, hồi phục sức khỏe và tăng độ hưng phấn cho Gà đá. Hiện nay, các Sư Kê khuyên dùng Sâu Supper Worm trong bữa Mồi cho Chiến Kê nhưng các bạn có thể linh động với những loại Mồi có sẵn hoặc ít tốn kém. Sau đây là các loại Mồi thường dùng cho Gà đá và công dụng chính của chúng:
_ Sâu Supper Worm (12k/100g): kích thích hưng phấn cho thi đấu (thường là khẩu phần Mồi trong “Chế độ đá”), kích thích thay lông (thúc đẩy quá trình thay lông, góp phần giúp lông óng mượt, chắc khỏe)
_ Lươn con (10k/~10 con): Bổ sung máu (dành cho Gà bị tái mặt, tím mồng)
_ Thịt bò (22k/100g): Phát triển cơ (dành cho Gà bị suy, ốm, gió nhẹ)
_ Tép (7k/100g): Hỗ trợ chắc xương
_ Cá chép con (13k/100g): Dành cho Gà đang giảm cân
_ Dế (17k/100g): dùng trong những ngày giá rét, dế có tính nhiệt.

*** Phụ Gia ***

Các loại phụ gia như :
_ Tỏi: rất tốt cho hệ tiêu hóa, thông thường các Sư Kê vẫn cho Gà ăn kèm thêm 1 ít tỏi sau bữa chiều nhằm tránh chứng khó tiêu và tỏi có tác dụng rất tốt giúp Gà ko bị Gió.
_ Gừng: có tác dụng làm ấm Gà khi thời tiết mưa gió nhiều hoặc sang mùa đông. 1 ít gừng giã nhuyễn trc khi cho Gà vào chuồng sẽ giúp Gà có 1 giấc ngủ ngon.
_ Rượu: ngoài tác dụng làm ấm Gà vào buổi tối, rượu còn có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống muỗi, thứ côn trùng làm cho Chiến Kê của bạn ko ngủ ngon giấc và mất sức trong những trận đấu.
_ Trà: nước trà đặc được phết lên da gà mỗi ngày 2 lần sẽ có tác dụng rất tốt phòng chống các bệnh nấm mốc, lác mồng, vảy bọng, nang lườn... Ngoài ra, theo 1 số Sư Kê cho biết: nếu kết hợp tắm gà hằng ngày bằng nước trà loãng và phết nước trà đặc lên da gà thường xuyên thì khi vô tay sẽ có cảm nhận rất khác (dẻo như đất sét) so với những chiến kê tắm nước ấm và vô rượu nghệ (cứng như cục sắt). Theo kinh nghiệm của họ thì Gà dùng nước trà sẽ có những bước di chuyển khéo léo, đòn thế uyển chuyển và tránh né nhanh nhẹn. Các Sư Kê còn truyền lại 1 bí quyết nữa, khi Gà khoảng 8-10 tháng, cho uống 1 lượng 10ml nước trà đặc sau bữa chiều, nếu sáng hôm sau thấy gà đi phân có nhớt thì thành công. Bí quyết này giúp Gà vẫn có 1 đôi chân chắc khỏe sau 2-3 mùa lông mà ko có dấu hiệu yếu khớp gối như những Chiến Kê khác ko đc áp dụng.

c) Cách chăm sóc:
_ Gà thiếu nắng sẽ có nguy cơ ủ rất nhiều loại bệnh như: rụng lông, chí rận, tái mặt, lác mồng, nấm mốc… vì thế, ít nhất mỗi ngày Gà phải được phơi nắng 1 lần, thời gian phơi nắng khoảng 15-20’ trong tầm từ 7:00 đến 10:00 sáng. 
_ Việc ăn uống phải tuân thủ nghiêm ngặt về giờ giấc, tránh Gà bị rối loạn tiêu hóa sẽ dẫn đến 1 số bệnh như: ko tiêu, biếng ăn, đi phân trắng…
_ Ngủ nghỉ cũng phải đúng giờ, nếu thấy gà hay ngủ gật ban ngày thì chắc chắn rằng ban đêm Gà ngủ ko ngon giấc vì bị muỗi cắn, bị giật mình vì ồn ào hoặc bị bỏ đói…

d) Một số bệnh thường gặp và cách chữa trị hiệu quả:

*** Các loại bệnh ngoài da ***
# Lác Mồng – Nấm Mốc – Nang Bọng #

_ Đây là bệnh phổ biến và rất dễ xuất hiện ở Gà. 
_ Triệu chứng: Ở những vùng da như mồng, mặt, cổ, bọng xuất hiện các vảy màu trắng như vảy nến ở người, lan rất nhanh và làm rụng lông ở những vùng da đó.
_ Nguyên nhân: Do sống trong môi trường thiếu ánh sáng, ít đc phơi nắng và cơ thể bị thiếu nước.
_ Cách chữa trị: Dùng nước trà loãng, pha ấm hơn ngày thường một chút, chà sát lên những vùng da có bệnh bằng khăn bông cho bong tróc hết các vảy trắng này ra (nếu có chảy máu thì đừng lo, ko sao đâu). Dùng khăn khô lau sạch nước rồi phơi nắng 30’ tầm từ 7:00 đến 16:00. Hết thời gian phơi nắng thì cho vào mát, hoặc dùng nhớt xe máy xài rồi hoặc dùng thuốc tây hiệu (MaiCa) bôi vào vùng da có bệnh (cách nào cũng đc). Thực hiện 3 lần trong 1 ngày kết hợp dùng xi-lanh bơm nước vào miệng bắt Gà uống, 10ml/lần, 6 lần/ngày (đối vs Gà chạng 1kg). 

*** Các loại bệnh về đường tiêu hóa ***
# Ăn ko tiêu #

_ Triệu chứng: Bầu diều Gà đầy thức ăn, và có hiện tượng ngày càng tăng sau mỗi lần ăn thêm. Gà vẫn khỏe mạnh bình thường nhưng bầu diều thì luôn căng cứng vì ko tiêu hóa đc.
_ Nguyên nhân: do rối loạn tiêu hóa, ăn uống ko đúng giờ giấc, liều lượng.
_ Cách chữa trị: Ngưng ko cho Gà ăn thêm thức ăn. Cho uống thuốc tây hiệu
Trích dẫn 1 cách của bạn 
TROI.OI.701 đã chia sẻ:

Description: Trích dẫn Gửi bởi TROI.OI.701 Description: Xem bài viết


chia sẽ thêm với AE cách trị gà ăn ko tiêu ( cách này của 1 lão tiền bối chỉ cho mình , và mình sử dụng trên 10 năm nay vẫn hiệu quả ) 
ra tiệm thuốc tây mua 1 ống vitamin C ( loại C PHÁP nha AE , ống thủy tinh 5ml , màu trắng như nước cất ) + 1 cái ông chích 5ml + 3 gói anti Bio , về rút ống C PHÁP ra 3ml (gà nòi ) hoặc 2ml (gà tre ) chích vô ức phần còn dư trong ống cho gà uống vô miệng , pha nước ấm đổ vô miệng gà khoảng 30 -50ml /1 lần ( cứ 40 phút đến 1 tiếng cho uống nước ấm 1 lần ) trong 12 tiếng là gà sẽ tiêu sạch bầu diều , sau đó cho gà uống men tiêu hóa (anti bio , ngày 1 gói , uống trong 3 ngày , uống nhiều ngày càng tốt , ko có hại gì hết ) và ăn cơm nóng (ít thôi ) khi thấy gà thật khỏe hãy cho ăn thức ăn (loại dùng cho gà đá ) hay lúa , vài ngày sau nữa hãy vô mồi tẩm bổ lại , chúc AE thành công

Hoặc tham khảo cách chữa của bạn Shjya tại đây:
Cách chữa gà ăn ko tiêu+lừ đừ+....dấu hiệu sắp die nè ae

# Biếng ăn #

_ Triệu chứng: Gà ăn rất ít, chừng 20-30 hạt lúa mỗi bữa, mồi thì ăn mạnh.
_ Nguyên nhân: Do thường xuyên bổ sung bữa mồi cho Gà, gây nên tình trạng ngán lúa và thích ăn mồi. Lúa vẫn là thức ăn chính và ko thể thay thế đc.
_ Cách chữa trị: Hạn chế bữa Mồi, tăng hoạt động luyện tập, tập thể dục cho Gà.

# Bệnh thương hàn #

_ Triệu chứng: Gà ủ rũ, đi tiêu ra phân có màu trắng, loãng, mùi hôi tanh.
_ Nguyên nhân: Do lây lan trực tiếp từ những cá thể bị nhiễm bệnh hoặc gián tiếp wa thức ăn, nc uống có mầm bệnh.
_ Cách chữa trị: Cho uống Oxytetracyclin: 100-160 mg/ngày, dùng trong 5 ngày. Kết hợp cho tất cả gà còn lại (nếu nuôi nhiều) uống Chloramphenical: 1 gr/3-5 lít nước, dùng trong 2-3 ngày.

# Bị giun, sán #

_ Triệu chứng: Ăn kém, cơ thể suy nhược, yếu ớt, lông xơ xác ko mượt mà, kéo dài có thể chết.
_ Nguyên nhân: Do tiếp xúc với đất khi thả lang hoặc wa thức ăn có ấu trùng và trứng giun sán.
_ Cách chữa trị: Uống Piperazin 250mg hoặc Levamisol 25mg định kì 3-6 tháng/lần kết hợp trộn Dibutyl Laurate vào thức ăn theo tỷ lệ 50mg cho 100g thức ăn, cho ăn liên tục 5-6 ngày.

*** Các loại bệnh về Phổi và đường hô hấp ***
# Khò khè – Xổ mũi #

_ Triệu chứng: Chảy nước mũi, bầu diều đầy hơi, khi thở luôn phát ra tiếng khò khè ở khí quản, luôn vẫy mỏ (nhiều người nhầm tưởng là Gà lắc mặt)
_ Nguyên nhân: Do tiếp xúc trực tiếp với những con bị nhiễm bệnh hoặc đã khỏi nhưng vẫn mang mầm bệnh, do lây truyền gián tiếp wa tiếp xúc với dụng cụ vệ sinh, thức ăn, người và các loài chim hoang dã. Gà bị mắc mưa hoặc tắm ướt nhưng ko đc phơi nắng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh này.
_ Cách chữa trị: Có thể điều trị đơn giản và dễ dàng bằng các loại thuốc nhỏ: Lasota, EFL, hoặc thuốc uống như: Salbutamol, B-Complex. 


II. Các hoạt động thể dục vận động hằng ngày:
1) Chạy Bội:
_ Thời điểm: Sáng sớm tầm 6:00 đến 7:00
_ Thời gian: 15-30’/lần/ngày.
_ Cách thực hiện: Sử dụng 1 con gà phu cự mạnh vs Gà cần tập luyện, 2 cái bội có kích thước khác nhau và cách nhau 1 cấp, bội nhỏ hơn có kích thước đủ rộng và thoải mái cho gà phu bên trong ko bị cuồng chân hoặc gãy đuôi. Bội lớn úp lên bội nhỏ và cho Gà cần luyện tập bên ngoài.

 

_ Tác dụng: Vì gà cự nhau nhưng ko đá đc thành ra sẽ tìm đường đến gà kia, và sẽ chạy vòng tròn quanh bội. Nếu tập luyện phương pháp này thường xuyên và đều đặn, gà sẽ có đôi chân nhanh nhẹn, cơ đùi săn chắc, gân khớp dẻo dai, hệ hô hấp phát triển khỏe mạnh, hơi dài hơn trong thi đấu. Ngoài ra, còn góp phần giữ nhiệt cho gà mỗi ngày, luôn hưng phấn và sung mãn.
2) Quần Mái:
_ Thời điểm: xế trưa tầm 9:00 đến 11:00 và xế chiều tầm 14:00 đến 16:00
_ Thời gian: 10-15’/lần, ngày 2 lần.
_ Cách thực hiện: Sử dụng 1 con gà mái tơ chưa chịu trống, thả trong 1 khuôn viên kín khoảng 3x3 mét, có phụ trợ dụng cụ bay nhảy càng tốt. Thả Gà cần tập luyện vào, chú ý quan sát, chỉ cho nó ve vãn chứ ko cho đạp mái nhé.

 

_ Tác dụng: Xả stress ấy mà.
3) Vần Hơi:
_ Thời điểm: trưa tầm 11:00 đến 12:00
_ Thời gian: 5-7’/hiệp, lần 3 hiệp, cách ngày thực hiện 1 lần.
_ Cách thực hiện: Sử dụng 1 con gà phu làm đối tác cho Gà cần luyện tập, dùng dụng cụ chức năng để bịt mỏ, cựa, móng cả 2 con, dùng dây cột giầy cột 2 chân gà lại vs nhau tại gối, độ dài dây bằng đúng khoảng cách 2 chân gà lúc đứng thẳng. Cho xổ trên sân đất cát hoặc nền lót đệm em bé để tránh những tổn thương ko đáng có.

 

_ Tác dụng: Có tác dụng cực tốt trong việc tăng khả năng hô hấp cho gà. Bên cạnh đó, gà ko nhảy đc chân đá, ko cắn mổ đc, sẽ chuyển sang so đẩy, né tránh, tăng khả năng phán đoán và xử lý tình huống trong những trường hợp bất lợi.

written 01:40:00 ngày 12/06/2013]


[Update:

*** Thời Khóa Biểu Chế Độ Nuôi Khỏe ***
======================

Phần III: "Chế Độ Đá"

Đây có thể nói là Phần được các bạn quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên, Ba Gà tôi xin lưu ý điều này: Để có thể thực hiện Chế Độ Đá, yêu cầu Chiến Kê đã đc chăm sóc tốt theo “Thời Khóa Biểu Nuôi Gà Khỏe” ít nhất là 3 tuần. Vì các hoạt động luyện tập trong Chế Độ Đá có cường độ rất cao, dễ dàng gây rót hoặc suy cho gà ko đủ điều kiện thích nghi nên các bạn phải thận trọng, “Dục Tốc Bất Đạt”. Có thể hiểu nôm na “Chế độ Nuôi Khỏe” là 3 tháng Tân Binh, còn “Chế Độ Đá” là thời kỳ Thực Binh. Chế Độ Đá sẽ đc thực hiện suốt quá trình chơi đá gà của các bạn. Cũng giống như “Chế Độ Nuôi Khỏe”, tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của từng người mà các bạn có thể thay đổi thời gian, cách thức cũng như thứ tự các hoạt động trong ngày của Chiến Kê, Ba Gà tôi chỉ đưa ra thời khóa biểu hợp lý và logic nhất thôi, tùy ở các bạn thực hiện.
I. Các Bài tập Hỗ trợ trong Thi Đấu:
1) Bài tập Giữ Thăng Bằng:
_ Thời điểm: buổi sáng
_ Thời gian: 20 lượt/lần, thực hiện 2-3 lần trong 1 buổi tập.
_ Cách thực hiện: Sử dụng bàn cao cỡ ngang eo có để 1 lồng nhỏ nhốt gà mái để tạo động lực cho Chiến Kê. Ôm gà mặt hướng về phía bàn cách bàn 2m. Tung gà tới trước. Nếu nó có thể bay và đậu một cách dễ dàng lên bàn thì tăng dần khoảng cách nhưng ko quá 3m. Một khi gà đã quen với dạng bài tập này, bạn có thể tăng dần số lượt thảy mỗi ngày. Khi gà bắt đầu há mỏ và thở dốc thì nên dừng để nghỉ một lát. Theo dõi thời gian phục hồi của chiến kê có thể biết đc nó đã từng mắc bệnh đường hô hấp khi còn nhỏ hay ko và sẽ có xu hướng mỏi mệt khi luyện tập, ở một số con có triệu chứng đầu bị tái xanh (vì thiếu ô-xy).

 

 

_ Tác dụng: là 1 bài tập rất tốt cho các bắp cơ vùng cánh đc chắc khỏe, bên cạnh đó giúp gà tập giữ thăng bằng khi đáp. Trong thi đấu, việc đáp mang tính chủ động sẽ có lợi thế khi gà muốn ra đòn ngay sau khi đáp. Cũng phân tích tương tự như trên, nếu gà bạn ko thường xuyên luyện tập giữ thăng bằng, khi đáp xuống gặp nhiều khó khăn sẽ rơi vào tình trạng bị động, sẽ để lộ ra nhiều sơ hở và điểm yếu, gặp nhiều bất lợi trong phòng thủ chứ ko mong đến việc triển khai tấn công.
2) Bài tập Tốc Độ:
_ Thời điểm: buổi chiều
_ Thời gian: 30 lượt/lần. thực hiện 3-4 lần trong 1 buổi tập.
_ Cách thực hiện: Sử dụng bàn cao cỡ ngang eo có để 1 lồng nhỏ nhốt gà mái để tạo động lực cho Chiến Kê. Để 1 thanh gỗ gác lên như cầu thang. Giữ đuôi gà và để nó trèo lên bàn. Khi nó đi được nửa đường, bạn hơi kéo đuôi để nó phải gắng sức một chút. Gà phải gồng chân và vỗ mạnh cánh để lên vì nàng gà mái trên bàn là động lực để nó leo trèo.

 

 

_ Tác dụng: Bài tập này đc mô phỏng và kết hợp từ các dạng bài tập dành cho VĐV Điền Kinh gồm: Chạy cầu thang và Tăng tốc vs tạ. Vs bài tập dạng này, sẽ phát triển tối đa các vùng cơ ở đùi, cánh, tăng sức bền, sự dẻo dai, chịu đựng cho Chiến Kê. Trong thi đấu đối kháng ở bất kỳ môn chơi nào, tốc độ là 1 yếu tố vô cùng quan trọng, chiếm tỉ lệ rất cao so vs các yếu tố khác để cùng góp phần tạo nên chiến thắng.
3) Bài tập Bay:
_ Thời điểm: buổi xế chiều
_ Thời gian: 30s/lần. thực hiện 5-7 lần trong 1 buổi tập.
_ Cách thực hiện: Cho gà đứng trên bàn ngang eo. Dùng tay nghịch đỡ phần ngực gà, tay thuận nắm trọn phần phao câu và đít gà, ngón cái nắm chặt bộ đuôi, các ngón còn lại đỡ phần bọng gà. Thả tay nghịch ra đồng thời nắm chặt 2 gối nâng lên, theo quán tính gà sẽ vỗ cánh như đang bay. Chú ý lực tay chỉ vừa đủ để giữ và cố định tư thế cho gà trong lúc tập, tránh nắm chặt hoặc ghì mạnh quá làm gà trật khớp hoặc tụ máu gây tê liệt.
_ Tác dụng: Giúp gà có đôi cánh khỏe mạnh và tăng thể lực. Đối vs Chiến Kê có lối đá nạp thì bài tập bay dạng này hỗ trợ rất tốt trong các đòn thế tấn công của nó. Cánh khỏe ko những bay tốt trong tấn công, mà còn uyển chuyển tránh né trong phòng thủ. 
“Đôi cánh như 1 loại vũ khí ko sát thương”.
4) Bài tập Thể Lực Toàn Thân:
_ Thời điểm: buổi trưa nắng nóng
_ Thời gian: 3-5 phút/lần/ngày.
_ Cách thực hiện: Sử dụng 1 cái lu nc lớn hoặc đại loại giống vậy để cho gà bơi. Một tay cố định phần lưng, tay còn lại nắm đuôi. Lúc này theo quán tính, gà sẽ quẫy đạp 2 chân liên tục nhằm cố gắng thoát khỏi nc.

 


_ Tác dụng: Vì trong môi trường nc, gà sẽ hoạt động tích cực vs cường độ mạnh và nhịp độ cao nên thể lực tăng đáng kể, phát triển cơ bắp toàn thân, sự hô hấp cũng đc cải thiện.


 

*** Thời Khóa Biểu Chế Độ Đá ***

II. Chế Độ Biệt Dưỡng:
Gồm 3 giai đoạn:
1) Chế Độ Tiền Biệt Dưỡng:
Đây là giai đoạn đc thực hiện song song vs "Chế Độ Nuôi Khỏe":
a)Tẩy giun sán:
Hầu hết các loại giun đều dễ tẩy ngoại trừ sán. Do vậy khi tẩy, không cho gà ăn bữa chiều trước khi cho uống thuốc vào buổi tối. Vào sáng ngày hôm sau, chỉ cho gà ăn một nửa khẩu phần thông thường. Ăn kiêng là phương sách để thuốc tiếp cận tốt hơn với đầu sán. Nếu thức ăn còn trong ruột thì chỉ có phần thân bị ảnh hưởng còn đầu sán vẫn không sao, rồi nó mọc đốt trở lại. Bởi vì thuốc tẩy chỉ diệt con giun, nên hãy tẩy lại sau từ 8-10 ngày để diệt nốt tất cả giun nở ra từ trứng còn sót lại lần trước. Lần tẩy sau rất quan trọng vì nó giúp gà sạch giun trong 30 ngày sau đó. Việc tái nhiễm thường diễn ra trong vòng một tháng, vì vậy điều quan trọng là phải duy trì một chương trình tẩy giun hàng tháng cho Chiến Kê.
Một loại ký sinh nữa có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho gà là giun chỉ. Giun chỉ hiện diện ở mắt có thể ảnh hưởng đến thị giác của chiến kê khi thi đấu và khiến nó bị thua. Thường xuyên kiểm tra xem mắt gà có bị nhiễm giun chỉ hay không. Nếu có, hãy nhỏ mắt bằng thuốc diệt giun chỉ, chẳng hạn như Oxy-Rid.

b) Diệt ghẻ:
Ngoài giun sán, những loại ký sinh độc hại khác là Ghẻ, Ve và Mò đỏ là mối quan tâm chính. Hiện nay, các loại dầu tắm gà chẳng hạn như Zero Mite có thể xử lý bệnh này.
c) Kháng sinh phòng ngừa:
 

“Nếu mọi thứ đều ổn, tại sao phải sửa?”
 

Nói cách khác, nếu Chiến Kê mạnh khỏe, tại sao phải dùng thuốc? 
Tuy nhiên, nên sử dụng kháng sinh phòng ngừa với mục đích tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà chiến kê nhiễm phải ngay khi bắt đầu quá trình biệt dưỡng. Sử dụng kháng sinh phổ rộng chẳng hạn như Doxyvet trong 3 ngày là đủ.

d) Tỉa lông, cắt mồng, tai, tích:
Để thoáng khí và vệ sinh, vùng lông xung quanh hậu môn và bọng nên được tỉa bớt. Điều này nhằm giúp các bạn có thể đánh giá gà mập hay ốm chính xác hơn bằng cách dùng tay ấn vào vùng này. Với Chiến Kê, tất cả những thứ râu ria như mồng, tích và tai đều phải đc tỉa gọn. Về mặt lý thuyết, một khi những phần này được cắt bỏ, khả năng bị đối phương nắm đá là tối thiểu. Cắt cựa, để dài cỡ một phân là đủ, dẫu một số người muốn để dài và nhọn tự nhiên nhằm có thêm lợi thế, tuy nhiên, độ thông của cựa sắt lúc này ko đc phát huy tối đa.
2) Chế Độ Dưỡng Thể:
Đây là giai đoạn đc thực hiện song song vs "Chế Độ Đá", chủ yếu là khẩu phần ăn phải đảm bảo đầy đủ chất cần thiết, nếu thiếu chất thì Chiến Kê ko đủ sức để luyện tập, nếu dư sẽ gây tích mỡ trong ruột, dấu hiệu chứng tỏ gà thứa mỡ là xổ yếu, gà không thể nhảy cao và hơi chậm. Rà soát vùng hậu môn sẽ thấy rất khó bấu, bởi vì nó dày như một tấm cao su nằm dưới da. Nói cách khác, nếu cho ăn với tỷ lệ protein cao, chẳng hạn lên đến 35%, ngoài việc tốn kém tiền thức ăn, gà sẽ trở nên nặng nề, mau mệt và lờ đờ. Các chuyên gia dinh dưỡng gia cầm nghiên cứu và kết luận rằng: khẩu phần đạm từ 16% đến 18% sẽ giúp cho Chiến Kê có tỷ lệ cơ thể - cân nặng lý tưởng nhất. Giống như ở người, nam giới cao 1m70 thì cân nặng từ 63-65Kg là lý tưởng nhất.
Trong số những vấn đề về Dưỡng Thể, kiểm soát độ ẩm là vấn đề được quan tâm nhất, có lẽ cũng vì nó không được hiểu biết một cách cặn kẽ. Các chuyên gia đều đồng ý rằng, nếu một Chiến Kê có quá nhiều nước trong cơ thể thì không thể dưỡng một cách hiệu quả bởi nó quá nặng nề và không thể bật cao, và một khi bị đâm thì nó sẽ bị xuất huyết rất nhiều so với Gà khô. Mặt khác, nếu Gà quá khô, cơ bắp sẽ thiếu lượng nước cần thiết để Gà đá chân sâu hết cỡ. Quá khô sẽ khiến bo đá của chúng giảm rõ rệt. 
Điều quan trọng là phải quan sát lông của Chiến Kê. Nếu thấy ko đc óng mượt, hoặc tệ hơn, lông quăn lên thì Chiến Kê đã quá khô. Bằng cách bợ bên dưới lườn và ngực gà, bạn sẽ biết được gà quá khô, quá ướt hay vừa tới. Nếu bạn cảm thấy trọng tâm nằm ngay lườn, giống như cảm giác khi bạn nhấc cục chì = kg, thì gà quá ướt. Nếu bạn cảm thấy trọng lượng nhẹ tênh, thì gà quá khô. Khi tay bạn cảm nhận trọng tâm phân bố đều trên hai chân, vai và ngực, thì bạn đang nắm giữ một chiến kê có tiềm năng thắng trận. 

3) Chế Độ Dưỡng Tâm:
Một khía cạnh cũng quan trọng không kém Dưỡng Thể hay thậm chí còn nhiều hơn, là Dưỡng Tâm. Mục tiêu của phương pháp biệt dưỡng này là sửa soạn để Chiến Kê xuất trận. Do đó, bên cạnh việc bồi dưỡng thể lực để có thể đá những cú trời giáng và gia tăng độ bền thông qua luyện tập, Chiến Kê còn phải làm quen với mọi thứ mà nó sẽ phải trải qua khi bước vào trận đấu thực sự.
Nên nhớ rằng, loài Gà cực kỳ nhạy cảm đối với sự căng thẳng. Chẳng hạn, chỉ cần thay đổi một chút về khẩu phần ăn thì gà công nghiệp sẽ bị căng thẳng – chúng ngừng đẻ. Nếu chúng nghe thấy âm thanh vốn chưa từng nghe bao giờ, chúng ngừng đẻ. Nếu chúng thấy màu sắc không quen mắt, chúng sẽ bị căng thẳng – chúng cũng ngừng đẻ. Các bạn có thể thấy tầm quan trọng của việc giúp Chiến Kê trong giai đoạn biệt dưỡng làm quen với mọi yếu tố tác động bên ngoài, mà chúng sẽ phải đối mặt ở trường đấu và ngay trong trận đấu.
Nói cách khác, Gà cũng có địa bàn sinh sống tự nhiên, nếu chúng từng trải qua những yếu tố tác động bên ngoài một thời gian, chúng sẽ dễ dàng thích nghi.
Trong Dưỡng Tâm, gồm 2 giai đoạn chính:

a) Dưỡng Tâm Thích Nghi:
+ Môi trường:Mỗi lần thả lang khoảng 15 phút trong môi trường mô phỏng trường đấu với bịt cựa ở chân, Chiến Kê thực sự được dưỡng tâm để quen với ánh sáng, và cảm giác có gì đó gắn ở chân. Có quá nhiều Chiến Kê ngoài trường đấu ngày nay mổ liên tục vào cựa sắt, đôi khi quên béng mất đối thủ đang lao vào đá mình. Đấy thường là trường hợp khi Chiến Kê không quen với thứ gì gắn quanh chân của nó. 
+ Âm thanh:Một trong những điều khiến Chiến Kê căng thẳng là tiếng ồn trường đấu, tiếng người la hét, tiếng ầm ĩ khi mọi người đặt cược. Chẳng mấy con giữ tập trung và bình tĩnh trong trường đấu bởi những tiếng ồn như thế này. Những gì mà bạn có thể làm là ghi những âm thanh này và phát lại mỗi lần xổ gà. Điều này giúp Chiến Kê nhập tâm hơn, coi tiếng ồn này là điều bình thường và nhập trận ngay khi vừa nghe thấy nó. 
+ Màu sắc:Như đã đề cập, Chiến Kê phải được luyện tâm bằng cách yêu cầu người chăm sóc mặc áo mỗi lần mỗi khác màu, từ đỏ đến lam đến trắng đến lục, để mà chúng không bị căng thẳng trong trận đấu một khi nhìn thấy vô số màu sắc ngoài trường đấu. Nếu Chiến Kê không quen thấy màu đỏ tươi, mà lại thấy 1 người nào đó ở trường đấu mặc áo màu đỏ, thì Chiến Kê đấy có thể mất tập trung vào đối thủ và 1 thất bại thảm hại là điều khó tránh khỏi. Điều này có thể lý giải cho những trận đấu mà Chiến Kê ko bị thương nhưng lại bỏ chạy mà ko hiểu tại sao!
b) Dưỡng Tâm Cách Ly:
Thực chất đây là giai đoạn tĩnh dưỡng trước trận đấu. Nếu đá vào sáng ngày Thứ Bảy, thì nhốt Chiến Kê vô "Chuồng Cách Ly" sau bữa ăn vào chiều Thứ Ba và toàn bộ 3 ngày tiếp theo. Bắt chúng ra khỏi "Chuồng Cách Ly" và thả bội hay Chuồng bay chỉ vài phút trước bữa ăn. Lưu ý quan sát phân vào giai đoạn này, ẩm nhưng chắc, không quá nhão hoặc quá nhiều nước. Sau khi cho ăn, giúp chiến kê tươi tỉnh bằng cách rửa chân và lau mặt bằng nước ấm cho chúng. Nhốt lại "Chuồng Cách Ly" sau khi cho ăn và uống nước. Vào trc bữa ăn chiều Thứ Sáu, thả lang khoảng 20' để chúng thư giãn và thải phân, nhớ kiểm tra phân, bởi đây là dấu hiệu chính cho biết tình trạng của Chiến Kê. Về "Chuồng Cách Ly", luôn nhớ rằng để Chiến Kê đc nghỉ ngơi thoải mái, chúng phải được nhốt ở nơi cố định và tiện nghi. Che Chuồng bằng vải sẫm màu, nhưng vẫn đảm bảo thoáng khí. Không nên che kín toàn bộ Chuồng. Điều quan trọng là tạo cho chúng 1 môi trường thoải mái để có thể hoàn toàn tĩnh dưỡng.
III. Chế Độ Nuôi Thuốc Trước Khi Thi Đấu Trong 10 ngày:
(Dành cho Chiến Kê đấu Trường Lớn)
Chế độ này dành cho gà tre Mỹ rặc, Việt rặc và Mỹ Lai Việt chạng dưới 1.500g.
+ Ngày 1: Bee Pollen (xổ gà xong cho uống 1/2 viên)
Công dụng:
Bee Pollen được biết đến như một loại thảo dược giúp tăng khả năng thi đấu của các vận động viên. Đối vời gà đá, Bee Pollen giúp tăng sức mạnh và khả năng chịu đựng. Giúp linh hoạt các bộ phận cơ, khớp, xương. Tăng chức năng đề kháng và giảm stress trong quá trình nuôi đá, vận chuyển.

+ Ngày 2: Dùng Secrect Weapon (2 giọt vào buổi sáng, nhỏ trực tiếp vào miệng).
Công dụng:
Tăng sức chịu đựng, giúp tỉnh táo, nhanh nhẹn và chiến đấu bền bỉ.
Tăng cơ bắp, giúp giảm béo và cứng xương.
Giúp hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng như carbonhydrate, protein, chất béo và vitamin, đặc biệt là B-complex, chuyển hóa thành năng lượng cần thiết cho gà nhanh hơn.
· Secrect Weapon là một bổ sung khoáng chất lỏng,đặc biệt giàu khoáng chất vĩ mô và vi lượng cần thiết cho việc tăng sức khỏe và dinh dưởng.Nó chứa Magiê (chống stress), Sunfat, Clorua và Kali.Nó được biết đến là vũ khí bí mật chứa hơn 40 yếu tố vi lượng như Selen (tăng cường hệ thống miễn dịch), Bo, Mangan, Crôm, Kẽm và những yếu tố khác.
· Khi cho gà uống thường xuyên kết hợp với chế độ ăn uống thích hợp, gà được huấn luyện và tập thể lực tốt, Secrect Weapon có thể giúp: Tăng cường sức mạnh và sức chịu đựng trong quá trình nuôi dưỡng ở chế độ đá, điều đặc biệt là sau khi đá và xổ gà.

+ Ngày 3: Calcium ( 1/2 viên )
Công dụng: cung cấp đầy đủ canxi cho gà, ngăn ngừa loãng xương, xương giòn dễ gãy, giúp xương cứng chắc khỏe mạnh.

+ Ngày 4: Secrect Weapon (Như Ngày 2)
+ Ngày 5: Meeb (tiêm bắp 0,12 cc)
Công dụng:
Giúp tăng sự hiếu chiến và hung dữ cho gà đá. Cải thiện phản xạ cơ xương, tăng trưởng, duy trì cơ bắp và xương, hỗ trợ việc hồi phục mô. Tăng cường sản xuất năng lượng khi gà bị căng thẳng.

+ Ngày 6: Red Gel Forte nhân sâm khô (cho uống 1/2 viên)
Công dụng:
Giúp gia tăng độ bền và khả năng chịu đựng, cải thiện sự phối hợp các cơ bắp. Ngăn chặn sự mệt mỏi khi tập luyện trong chế độ nuôi đá khắc nghiệt. Giúp tăng tốc độ khi chiến đấu, tăng tính hiếu chiến và hung dữ.

+ Ngày 7: Secrect Weapon (Như Ngày 2-4)
+ Ngày 8: Bee Pollen (xổ gà xong cho uống 1/2 viên) + Calcium (1/2 viên)
+ Ngày 9: Voltplex (cho uống 1/2 viên vào buổi sáng sau khi ăn)
+ Ngày 10: Voltplex (Như Ngày 9)
Lưu ý: Khi áp dụng "Chế Độ Nuôi Thuốc" này vào "Thời Khóa Biểu Chế Độ Đá" thì:
_ Ngày 1 của "Chế Độ Nuôi Thuốc" bắt đầu vào Ngày Thứ Tư của "Thời Khóa Biểu Chế Độ Đá".
_ "Thời Khóa Biểu Chế Độ Đá" chỉ thực hiện đúng 7 ngày (từ Thứ Tư đến Thứ Ba tuần sau)
_ Ngày 8,9,10 của "Chế Độ Nuôi Thuốc" là "Chế độ Dưỡng Tâm Cách Ly".

 

written 17:36:00 ngày 14/08/2013]
 



Lưu ý:
_ Khi đọc Bài viết, nếu có chỗ nào khó hiểu hoặc thắc mắc, các bạn cứ cm trao đổi, Ba Gà tôi và mọi người có thể giúp.
_ Trong những tình huống cấp bách như Gà bị bệnh lạ hoặc tang nặng có chiều hướng xấu, có thể Alo, nếu nằm trong tầm hiểu biết của mình, Ba Gà tôi sẽ cố gắng giúp đỡ các bạn, ngoài ra Ba Gà tôi xin phép được yên tĩnh.
_ SĐT : 
091 3738 091 (Tháng Giêng vừa rồi là Ba Gà tôi 28t, tiện cho các bạn xưng hô)
_ Xin lưu ý là sau 22h, các bạn cần thiết thì SMS thôi nhé.

Do công việc gần đây rất bận rộn nên có thể các bạn gọi mà Ba Gà tôi ko trả lời. Vậy thì các bạn cứ SMS, Ba Gà tôi sẽ trả lời lại sớm nhất có thể. 
Mong các bạn thông cảm cho sự bất tiện này!

*****

 

Công dụng của một số loại cây, lá trừ ký sinh, sinh vật gây hại cho gà

** Chào anh em, hôm qua ngồi uống cafe tán chuyện với một số bác lớn tuổi nuôi gà gatrect được các bác cho biết công dụng của lá sả trong việc trừ ký sinh cho gà, kể cả gà đang ấp, ký sinh ở gà chủ yếu là mấy con mạc sống ký sinh dưới lông gà, anh em đừng sợ nhé, đem một nắm lá sả to đùng rải ngay dưới chổ nền chuồng gà ngủ tuyệt đối bọn mạc sẻ bỏ của chạy lấy người ngay, gà ấp trứng thường thì nhiều mạc kinh khủng anh em đừng sợ lấy ít lá sả bỏ vào ổ sẽ hết mạc ngay, mà không sợ hư trứng đâu nhé.


Cây sả

** Gà anh em thường bị mấy anh trăn, hoặc rắn bắt ăn thịt về đêm anh, em đừng lo chỉ cần chồng dăm ba bụi sả ngay quanh chuồng gà sẽ không còn anh chàng gắn nào vào tha mất mấy chú gà yêu quý của chúng ta đâu đấy.

** Lá hành (một loại rau mùi, gia vị), gà con mới nở sau 24 tiếng anh em cứ lấy ít lá hành giả nhỏ lấy nước hoặc trộn thức ăn cho gà ăn sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, gà ăn mau tiêu, ấm bụng, trị khò khè, nghẹt mũi.


Hành rất tốt cho tiêu hóa


**Một số loại cây, quả, lá chữa bệnh cho gà nữa nè anh em (đã vào mùa mưa tại nam bộ, thời tiết thất thường, mưa nắng gà hay bệnh lắm đấy)
- Bệnh bạch lỵ do Salmonella pullorum
+ Lá lốt (16g) + ngãi cứu (16g) + lá xoài (12g) + lá trầu không (12g)
- Bệnh hô hấp mãn tính (CRD)
Ba chẽ (20g) + ké đầu ngựa (12g) + trắc bá diệp (16g) + hương nhu (16g) + lá nha đam (12g)
- Dịch tả gà (Newcastle)
Các thảo dược sau được dùng phòng bệnh tương đối hiệu quả:
+ Rễ cây lốt (20g) + gừng khô (15g) + gừng tươi (1 củ to) + xương truật (15g)
+ Lá tía tô (15g) + xương bồ (10g) + hoàng nàn chế (15g) + bạc hà (10g) + hương phụ (10g)
+ Sa nhân (10g) + chỉ xác (10g) + nhục đậu khấu (15g) + quế chi (5g) + hoàng liên (20g) + lô hội (2g)
+ Trắc bá diệp (16g) + nọc sởi (16g) + chút chít (16g) + hoàng đằng (12g)
+ Hoa kinh giới (50g) + lá tía tô (25g) + kim ngân hoa (25g) + liên kiều (25g) + bạc hà (25g)
- Bệnh toi gà (tụ huyết trùng): Than gỗ (3 cục bằng ngón tay) + gừng sống (3 lát) + tiêu hột (8 hột) + tỏi (3 tép).
Một số nội dung gửi anh em tham khảo

 

Chống mùi hôi cho chuồng gà

14/03/2014 22:43

QUY TRÌNH ÁP DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC BALASA-N01 CHO GÀ

Sau một thời gian dài sử dụng mọi người đều thừa nhận Chế phẩm sinh học BALASA-N01 có hiệu quả sử dụng rất tốt, tuy nhiên một số ý kiến vẫn muốn cách làm đệm lót nuôi gà được cải tiến cho đơn giản hơn và giảm được chi phí. Sau một thời gian nghiên cứu, chúng tôi xin thông báo một số thay đổi như sau:

 

 

Gà trên nền đệm lót dùng chế phẩm sinh học Balasa-N01

1. Kỹ thuật làm đệm lót sinh thái chuồng nuôi gà trực tiếp trên nền (chuồng kín hoặc hở):

- 1kg chế phẩm sinh học BALASA-N01 sẽ làm đệm lót cho diện tích chuồng nuôi từ 30-50 m2.

2. Áp dụng chế phẩm sinh học Balasa-N01 vào chuồng có diện tích từ 35 m2 trở xuống:

Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dầy 10cm (gà thịt) hoặc trên 15cm (gà đẻ), sau đó thả gà vào nuôi.

Bước 2: Sau một thời gian (sau 7-10  ngày đối với gà nuôi úm, sau 2-3 ngày đối với gà lớn) quan sát thấy khi nào phân rải khắp trên bề mặt chuồng thì rắc men.

Cách rắc men: Lấy 1kg BALASA-N01 đem trộn thật đều với 1 kg bột ngô (có thể là cám gạo, bột sắn hay bột ngô đều được), sau đó đem rắc đều len toàn bộ bề mặt độn lót là được.

3. Áp dụng chế phẩm sinh học Balasa-N01 vào chuồng có diện tích nền từ 35-50 m2:

- Tiến hành các bước 1 và 2 như trên, chỉ khác ở cách rắc men: Đem 1kg chế phẩm BALASA-N01 trộn đều với 3kg bột ngô hoặc cám gạo, cho thêm khoảng 1,2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều (bột phải ẩm nhưng vẫn tơi rời mới đạt yêu cầu), sau đó cho vào túi hoặc thùng đậy kín và để chỗ ẩm ủ trên dưới 2 ngày, khi nào có mùi thơm hơi chua thì đem rắc đều lên toàn bộ bề mặt độn lót.

Chú ý:

- Thực hiện làm đệm lót sinh thái có diện tích nền chuồng từ 35-50 m2 phải trộn BALASA-N01 với bột ẩm ủ chỗ ấm để len men với mục đích làm tăng lượng men do đó làm tăng hiệu quả sử dụng trên diện tích chuồng nuôi rộng và giảm chi tiền men.

- Làm đệm lót bằng mùn cưa giống như làm bằng trấu. Nếu mùn cưa khô bụi thì phun nước sạch cho hơi ẩm. Làm đệm lót nuôi vịt, ngan bằng mùn cưa và cần dầy hơn.

4. Phương pháp sử dụng và bảo dưỡng chuồng áp dụng chế phẩm sinh học Balasa-N01:

- Chỉ cần rắc men một lần trong suốt quá trình nuôi.

- Cứ sau một vài ngày (tùy lượng phân nhiều hay ít) cào nhẹ trên bề mặt đệm lót một lần để giúp vùi phân và làm cho đệm lót được thông thoáng để thoát mùi hăng hắc do tiêu hủy phân sinh ra.

- Tránh làm đệm lót bị ướt (nước uống và nước mưa hắt…). Nếu thấy nước rớt làm ướt đệm lót ở khu vực máng uống thì phải thay ngay bằng lớp trấu mới.

- Đệm lót sinh thái có sự khử trùng tốt nên không cần phun thuốc khử trùng định kỳ lên mặt đệm lót.

- Ở tháng nóng nhất trong mùa hè phải có biện pháp chống nóng.

- Nếu nuôi với mật độ gà thích hợp, phương pháp sử dụng và bảo dưỡng tốt thì đệm lót có thể kéo dài hàng năm.

5. Đề nghị các đại lý phát thông báo này đến từng người chăn nuôi:

Làm đệm lót sinh thái nuôi gà đẻ lồng tầng và làm đệm lót nuôi lợn: xử lý ao hồ… và các vấn đề chưa rõ: liên hệ với Trung Tâm Phân Phối Chế Phẩm Sinh Học để được hướng dẫn riêng.

Rất cảm ơn bà con đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi trong thời gian qua và luôn mong nhận được sự góp ý của bà con về chế phẩm sinh học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Lợi ích của việc sử dụng đệm lót sinh thái để xử lý đệm lót:

 

 

1.1 Làm tiêu hết phân do đó mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm. Vì vậy:

      - Cải thiện môi trường sống cho người lao động

      - Tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc.

1. 2 Sẽ không phải thay chất độn trong suốt quá trình nuôi do đó giãm tối đa nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm chất độn.

1. 3 Giảm rõ tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chảy và bệnh hen. Giãm tỷ lệ chết và loại (gà đẻ 5%, gà thịt 2%). Vì vậy giãm công và chi phí thuốc trong việc chữa trị bệnh.

1. 4 Tăng chất lượng đàn gà và chất lượng của sản phẩm

Úm gà trên đệm lót gà con khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt sau này. Gà nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông tơi mượt và sạch. Thịt chắc, thơm ngon,  giãm tồn dư kháng sinh

1. 5 Hạch toán kinh tế người chăn nuôi sẽ lợi:

- Môi trường không ô nhiễm.

- Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên thay chất độn.

- Chi phí chung sẽ ít hơn nên thu nhập tăng lên

 

2. Kỹ thuật làm đệm lót:

         Nền chuồng bằng ciment hoặc gạch. Nếu chuồng làm mới thì nền bằng đất sẽ giãm chi phí xây dựng.

2.1 Phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là trấu:

 

Sử dụng úm gà, nuôi gà thịt

 

Thực hiện làm đệm lót cho 30 - 50 m2 nền chuồng theo các bước sau:

Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày 10cm, sau đó thả gà vào.

         Bước 2: Sau 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, 2- 3 ngày đối với gà nuôi thịt, quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân rải kín, dùng cào cào sơ qua lớp mặt đệm lót (cần quây gọn gà về 1 phía để tránh gây xáo trộn đàn gà).

         Bước 3: Sau khi cào lớp mặt xong thì rắc đều chế phẩm men lên toàn bộ bề mặt chất độn, tiếp tục dùng tay xoa trên bề mặt để men được phân tán đều khắp.

          Cách làm chế phẩm men: 1 kg chế phẩm BALASA N0 -1 trộn đều với 5 - 7 kg bột bắp hoặc cám gạo, cho thêm 2,5 - 3,2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều, cho vào túi hoặc thùng và để chỗ ấm ủ trong 2 - 3 ngày (mùa đông cần chú ý giữ nhiệt độ ủ ấm, để không làm giảm chất lượng đệm lót).

           Cần phải làm chế phẩm men trước khi sử dụng 2 - 3 ngày.

 

2.2 Phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là mùn cưa hoặc kết hợp với trấu:

 

Do mùn cưa có khả năng hút ẩm tốt nên chất độn mùn cưa hoặc kết hợp với trấu thường áp dụng để nuôi vịt, ngan, thỏ (thải phân có nước nhiều) hoặc gà đẻ  (thời gian nuôi kéo dài).

 

Thực hiện làm đệm lót cho 30 - 50 m2 nền chuồng theo các bước sau:

Bước1: Rải lớp mùn cưa dày 15 cm lên nền chuồng (nếu kết hợp dùng trấu thì đầu tiên rải 8 cm trấu, sau đó rải tiếp 7 cm mùn cưa).

Bước 2: Nếu mùn cưa khô, phun nước sạch đều lên trên lớp mùn cưa sao cho mùn cưa có độ ẩm 20% ( dùng tay bốc một nắm mùn cưa, quan sát thấy hạt mùn cưa bị thấm ẩm nhưng vẫn tơi rời là được). Thả gà vào nuôi.

 Chú ý: phun nước như mưa và sau một lúc phải dùng tay xoa cho ẩm đều.

Bước 3: Giống như bước 2 làm đệm lót với nguyên liệu là trấu

Bước 4: Rắc đều chế phẩm men đã được chế lên toàn bộ bề mặt độn lót. Sau đó  dùng tay xoa trên mặt để men được phân tán đều khắp

             Làm chế phẩm men như đã nêu trong phương pháp làm với nguyên liệu là trấu

2. 3 Làm đệm lót lên men để nuôi gà đẻ trên lồng tầng :

* Đối với chuồng nuôi đã có sẳn:

            Do khoảng cách giữa đáy lồng với nền chuồng chỉ khoảng trên dưới 50 cm nên khó thao tác vì vậy phải tiến hành lên men nguyên liệu làm đệm lót ở bên ngoài sau đó mới đưa vào chuồng. Cụ thể như sau:

Chuẩn bị: Để làm cho 50 m2 diện tích đệm lót chuồng

 

 

- Đem 1 kg BALASA N01 trộn 5 kg bột bắp và cám gạo cho vào thùng, thêm 180 lít nước sạch, đậy kín để vào chỗ ấm trong 2 ngày sẽ được dịch lên men

 

            - Trước khi làm lấy 5 kg bột ngô và cám gạo, sau đó lấy hơn 2,5 lít dịch lên men đã làm ở trên cho thêm vào, xoa cho ẩm đều.

 

        Cách lên men mùn cưa ở  bên ngoài:

 Bước 1: Rải lớp mùn cưa dày 10 cm lên nền.

Bước 2: Rắc đều 5 kg bột bắp và cám, xử lý men trên mặt chất độn.

Bước 3: Tưới đều dịch lên men và rắc đều bã còn lại lên trên mặt độn lót sau đó xoa nhẹ lớp trên mặt.

    Chú ý: Do mùn cưa khô cần thêm nước cho phù hợp.

Bước 4: Dùng bạt phủ kín. Sau vài ngày sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể sử dụng được.

 

        Hoàn thiện đệm lót lên men trong chuồng nuôi

Bước 1: Rải trấu hoặc mùn cưa lên nền chuồng đạt độ dầy 20 cm.

Bước 2: Rải đều 10cm mùn cưa đã được lên men ở bên ngoài lên trên mặt là được.

    * Đối với chuồng làm mới

Nếu nơi nào đất cao có thể đào nền chuồng nơi thải phân xuống sâu 30 cm, sẽ làm đệm lót ngay trong chuồng. Cách làm:

Bước 1: Rải trấu lên nền chuồng đạt độ dầy 20 cm. Sau đó rải tiếp 10 cm mùn cưa.

Bước 2: Rắc đều 5 kg bột bắp và cám, xử lý lên men lên mặt chất độn.

Bước 3: Tưới đều dịch lên men và rắc đều bã còn lại lên trên mặt độn, sau đó xoa nhẹ lớp trên mặt.

Bước 4: Dùng bạt phủ kín. Sau vài ngày sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể sử dụng được.

    2.4 Trường hợp đặc biệt

         Trường hợp sử dụng luôn chuồng úm gà để nuôi tiếp:  Khi đạt đến 22 ngày tuổi, sau khi cào cho tơi trên mặt đệm lót, rắc đều chế phẩm men đã được chế lên toàn bộ bề mặt, sau đó  dùng tay xoa trên mặt để men được phân tán đều khắp là được.

 

3. Sử dụng và bảo dưỡng:

Phải chú ý làm tơi xốp bề mặt đệm lót: cứ sau 1-2 ngày cào trên bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh hơn. Thời gian dài ngắn tùy thuộc vào mặt đệm lót bị nén chặt hay không và lượng phân nhiều hay ít. Trong quá trình cào trên bề mặt đệm lót không được cào sâu xuống sát nền chuồng

- Nuôi trong vài tuần nếu có mùi hơi hăng hắc thì xới tơi đệm lót, để cửa thông thoáng, mùa nóng có thể dùng quạt gió. Trong trường hợp này gà vẫn sinh trưởng tốt, khỏe mạnh

- Để đệm lót luôn luôn khô và tiêu hủy phân tốt thì có thể sau một thời gian cần phải bảo dưỡng 1 lần (sau khi xới tơi trên mặt đệm lót thì rắc chế phẩm men, được chế như ở phần trên, đều lên mặt).

Khi bảo dưỡng lúc trong chuồng có gà vào những ngày nóng, thường bố trí thời gian để làm vào buổi chiều mát sẽ ít ảnh hưởng đến gà.

- Tránh để bị nước mưa hắt làm ướt đệm lót

- Khi nuôi gà trên nền đệm lót cần phải để ý khu vực máng uống, nếu thấy nước rớt làm ướt đệm lót thì phải thay ngay bằng lớp trấu mới.

- Nuôi vịt cần chú ý không để vịt sau khi bơi ở ao hồ lên vào chuồng ngay.

-  Khi phát hiện độn lót có mùi của khí NH3 và thối nhẹ là tác dụng phân giải phân chưa tốt cần phải xử lý kịp thời. Tùy từng nguyên nhân: do đệm lót ướt quá; đệm lót bị nén không tơi xốp; men kém hoạt động… mà có cách xử lý phù hợp, nhưng chung nhất là phải làm khô, xới tơi đệm lót và sau đó bổ sung chế phẩm men BALASA N01 .

- Do nhiệt độ ở đệm lót luôn ấm nóng nên khi úm gà chỉ cần quây kín ở dưới khoảng trên dưới 50 cm còn phía trên phải để thoáng, đặc biệt trong mùa nóng

      - Mùa nóng khi úm gà do đệm lót luôn luôn ấm vì vậy nên treo đèn cao hơn để tránh nhiệt độ cao làm bốc hơi nước làm cho gà bị nhiễm lạnh - ẩm dễ bị bệnh.

 

4. Thời gian sử dụng:

         Một đệm lót nền chuồng được xử lý tốt có thể kéo dài thời gian sử dụng từ 6 tháng đến một năm hoặc có thể dài hơn. Thời gian sử dụng phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Nguyên liệu dùng làm đệm lót: Dùng chất độn là mùn cưa tốt nhất. Có thể sử riêng mùn cưa hoặc cả trấu và mùn cưa, nhưng cần chú ý là trấu được rải ở dưới còn mùn cưa thường được rải ở lớp trên mặt.

Độ dầy độn lót: Nếu chất độn mỏng sẽ có thời gian sử dụng ngắn hơn so với chất độn dầy

         Chế độ bảo dưỡngĐây là điều đặc biệt quan trọng cần phải chú ý

      - Độn lót hoạt động tốt phải đảm bảo có độ tơi xốp cần thiết, cho nên sau vài ngày cào trên bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh hơn.

      - Tránh để bị nước mưa và nước ở máng uống làm ướt đệm lót .

      -  Định kì bảo dưỡng đệm lót

Chế độ nuôi dưỡng gà: Cần bổ sung men tiêu hóa trong thức ăn hoặc nước uống cho gà hoặc dùng thức ăn lên men để chăn nuôi nhằm làm tăng năng lực tiêu hóa, giảm lượng phân thải ra

 

CHÚ Ý TRONG VIỆC CHỐNG NÓNG:

Vấn đề tồn tại lớn nhất cần giải quyết khi nuôi gà trên đệm lót lên men là việc chống nóng trong mùa hè. Do đệm lót luôn sinh nhiệt nên ở các mùa có thời tiết mát lạnh thì nuôi gà rất tốt hoặc ở tháng có nhiệt độ không quá nóng mà có biện pháp chống nóng tốt cũng sẽ ảnh hưởng nhiều.

Vấn đề chống nóng cũng không đặt ra đối với úm gà và nuôi gà đẻ lồng tầng ở chuồng kín. Bởi vì:

-         Do gà con cần nhiệt độ chuồng nuôi cao nên làm đệm lót chuồng để úm gà sẽ có được hiệu quả rất tốt ở tất cả các mùa trong năm.

-         Nuôi gà đẻ lồng tầng ở chuồng kín cũng có thể duy trì đệm lót chuồng quanh năm, gà không trực tiếp sống trên đệm lót.

 

Chống nóng trong mùa hè chủ yếu đối với gà nuôi thịt, gà đẻ trên nền chuồng láng xi măng hoặc lát gạch. Cụ thể:

-         Cần mở hết cửa cho thông thoáng, nếu cần phải dùng quạt hơi nước để thoát hơi nóng và làm mát chuồng nuôi, tránh bị om nhiệt trong chuồng làm cho gà bị sỉu, có thể bị chết.

-         Trong trường hợp không có biện pháp chống nóng tốt thì trong vài tháng nóng nhất có thể thực hiện nuôi trên đệm lót mỏng định kỳ thay mới. Chú ý: nếu nên chuồng là đất nện thì cần lót ni lông để thu phân cho dễ và tránh nền bị nhiểm bẩn.

 

Cẩm nang trị bệnh cho gà

hôm nay mình viết topic này nhằm mục đích giúp đỡ những thành viên mới nhập môn còn gặp nhiều khó khăn trong việc trị bệnh cho gà . mình thấy 1 số bạn thường xuyên mở topic xin góp ý về cách trị bệnh nhưng nhận đc rất nhiều ý kiến có đúng có sai . làm a,e phân vân ko biết chọn cách nào để chữa trị cho hợp lý ,mong rằng topic này sẽ giúp các bạn chủ động đc trong việc điều trị bệnh cho đàn gà nhà 
bệnh Dịch tả newcastle 
* Bệnh có 3 biểu hiện
1. Thể quá cấp:
Bệnh xảy ra hết sức đột ngột, chết nhanh như cúm gia cầm mà không quan sát thấy các dấu hiệu lâm sàng nào bởi chủng virus dịch tả có độc lực quá cao.
2. Thể cấp tính:
- Đây là bệnh phổ biến thường gặp ở trong thực tế chăn nuôi tại Việt Nam.
- gà sốt cao trên 44 độC, lờ đờ, ăn kém, ngại bơi lội hay nằm, khi quan quan sát kỹ thấy chảy nước mắt, nước mũi, khi xua đuổi thấy chúng hay ngã bên này bên kia.
- gà bệnh tiêu chảy phân xanh, xanh trắng, có mùi tanh, đôi khi có lẫn máu, xung quanh lỗ huyệt bẩn. Lúc này chúng bỏ ăn và bị viêm kết mạc mắt, hai mí mắt có dính liền với nhau. Đầu bị phù, nên một trong hai bên hoặc cả hai bên sưng to. Khi xua đuổi, chúng chạy cả bằng khửu chân, mất tiếng kêu tự nhiên, đầu cúi chúi xuống đất.
- Ở vịt đực thấy dương vật thò lò ra ngoài, sưng to và được phủ một lớp màng mỏng trắng đục, ở vịt cái thấy giảm đẻ, thậm chí tắt đẻ.
- Sau 5-7 ngày bị bệnh thấy tiêu chảy càng mạnh, gà bỏ ăn hoàn toàn, tiếng kêu lạc, thậm chí mất tiếng, bại chân, liệt cánh, gầy rộc, bắt đầu chết ồ ạt, tỷ lệ chết lên tới 100%.
3. Thể ẩn bệnh hay còn gọi thể mang trùng
Đây là thể bệnh thường thấy ở gà lớn tuổi hoặc những đàn thủy cầm được tiêm phòng.
Thể bệnh này có các biểu hiện như thể cấp tính, nhưng ở mức độ nhẹ hơn gồm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, rối loạn hô hấp, viêm mí mắt, kết mạc mắt, giảm tăng trọng, giảm lượng trứng,…
Thông thường, thể ẩn bệnh là nển tảng cho các thứ bệnh phát khác.
* Cách điều trị :
Việc điều trị dịch tả gà phải tiến hành song song 2 bước
Bước 1: Can thiệp ngay bằng vacxin dịch tả gà ( newcastel )
Bước 2: Cho đàn gà uống ngay một trong các toa thuốc sau:
Phác đồ 1: Cho 100kg vịt, ngan ăn
+ T.Flox.C : 20g
+ T.cúm gia súc: 20g
+ Super- Vitamin :20g
+ Bổ gan, TA. Sorbitol +B12: 40g
4 loại thuốc trên trộn đều với cám có rau xanh tươi thái nhỏ chia làm 5 lần cho ăn trong 1 ngày, liên tục trong 4 ngày.
Phác đồ 2:
+ T.Colivit : 20g
+ Anti- Gum: 20g
+ Bổ gan, TA. Sorbitol +B12: 40g
Trộn đều với cám có rau xanh tươi thái nhỏ chia làm 5 lần cho ăn trong 1 ngày, liên tục trong 4 ngày.
Phác đồ 3:
+ T.Avimycin : 20g
+ T.Cúm gia súc: 20g
+ Gluco.K.C.B2: 100g
Trộn đều với cám có rau xanh tươi thái nhỏ chia làm 5 lần cho ăn trong 1 ngày, liên tục trong 4 ngày. 
Bệnh gumboro 
*biểu hiện:
- Lúc đầu gà chạy nhảy xao xác, mổ cắn lẫn nhau hoặc tự mổ vào lỗ huyệt mình do khó thải phân.
- Sau đó gà sốt rất cao, ủ rũ, xù lông gáy, run rẩy, đi lại chậm chạm, thường nằm cạnh nhau thành từng đám, đầu gục xuống.
- Tiêu chảy phân nhớt vàng lẫn bọt, nhớt như canh trứng. Khi thải phân gà phải đứng khuỳnh đầu gối lùi lại và rặn mạnh do túi huyệt sưng to, chèn hậu môn.
- Gà ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước
- Gà chết nhiều trong vòng 3 - 4 ngày sau đó giảm chết.
- Bệnh thường kéo dài 7-8 ngày, sau đó đàn gà dần dần bình phục.
* cách điều trị :
- Nhanh chóng cách ly đàn gà ốm.
- Cho gà uống đủ nước, bổ sung chất điện giải, vitamin C, Bcomplex, đường gluco, sobitol, đặc biệt là phải hạ sốt ngay bằng anti-gumboro. Nếu có điều kiện cho gà uống nước dừa tươi. Sau 2 ngày mới dùng kháng sinh cho phù hợp (gà dễ bị nhiễm các bệnh kế phát do sức đề kháng giảm). Tuyệt đối không dùng kháng sinh khi gà đang sốt vì kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn còn gumboro là vi rút
- Không vứt xác gà chết bừa bãi mà phải thực hiện tiêu huỷ theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
- Tiêu độc khử trùng chuồng nuôi, lối đi, dụng cụ chăn nuôi, xung quanh chuồng nuôi, vườn chăn thả.
Bệnh bạch lỵ
*biểu hiện : ( xảy ra ở giai đoạn 1- 4 tuần tuổi )
gà sốt cao 2-3 ngày đầu sau đó giảm dần. Nằm tụm đông 1 góc chuồng do cảm thấy rét, xù long, xã cánh, hay nằm úp và đau bụng. Tiêu chảy phân xanh trắng, phân dính đít, thậm chí bịt kín đít , nút chặt hậu môn làm cho gà không ỉa được, sinh chướng hơi bụng căng phồng rồi chết. 
* cách điều trị : 
Các thuốc điều trị E.coli cũng là thuốc điều trị bệnh bạch li do Salmonella gây ra hay bệnh phân dính đít ở gà con
+ T.colivit 20g/100kgP/ngay x 3 ngày
+ T.Flox.C 20g/100kgP/ngày x 3 ngày
Bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm 
* biểu hiện : 
phân tháo lỏng, phân màu trắng, trắng đục hoặc như nước gạo, ở giữa có thể mầu nâu, phân màu đỏ đũa. Hầu hết 99% người chăn nuôi nhầm với bệnh cầu trùng, vì thế đã dùng thuốc cầu trùng nên không khỏi.
* cách điều trị
- Hepaton
- T.Flox. C
- T.cúmgiasúc: 
- TA. Sorbitol +B12: 40g
4 loại thuốc trên pha hoặc trộn vào thức ăn, nước uống cho 100kg gà ăn/uống trong 1 ngày, dùng liên tục 4 ngày là khỏi
3- Sau khi khỏi ngày thứ 5 cho uống 1g CuSO4 hoặc KMnO4 (thuốc tím) pha với 10 lít nước cho cả đàn uống trong 3h, thừa đổ đi và lặp lại việc này sau 2-3 tuần
Sân vườn phải cuốc xới phun dung dịch 1,5% Fooc môn và rắc vôi bột
Với 4 loại thuốc này, mỗi loại dùng 20g/ tạ gà dùng trong 1 ngày, dùng liên tục trong 4 ngày thì khỏi. 
Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm 
* biểu hiện : 
Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm có 5 thể biểu hiện: cấp tính dưới cấp, mãn tính, thể mắt, thể ẩn bệnh.
7.1. Thể cấp tính:
- Có một số gà bị chết đột tử.
- Một số khác buồn ngủ, ủ rũ, xù lông, thở khó, ngạt từng cơn, rướn dài cổ khi hít khí và ngáp hoặc hắt hơi.
- Cuối cơn ngạt gà lắc đầu khạc đờm đôi khi có lẫn mãu.
- Da, mào tích màu xanh tím.
- Các biểu hiện viêm mũi, viêm mí mắt, chảy nước mắt nước mũi luôn hiện hữu.
- Tỷ lệ ốm cao tỷ lệ chết cũng rất cao 50 -70 %.
7.2. Thể dưới cấp
- Viêm mũi, viêm mắt, viêm xoang má làm cho gà bị phù đầu giống như sổ mũi truyền nhiễm hoặc bệnh cúm gà chảy nhiều nước mũi, nước mắt.
- Ho ngạt từng cơn thưa thớt.
- Gà ăn kém giảm đẻ, tỷ lệ ốm khoảng 50%. Tỷ lệ chết không quá 20% bệnh kéo dài 2 – 3 tuần thì chuyển qua thể mãn tính.
7.3. Thể mắt
- Thể này thường xảy ra ở gà từ 20- 40 ngày tuổi.
- 1 trong 2 mắt bị viêm, sợ ánh sáng nên gà bệnh thường tìm chỗ ít ánh sáng để đứng hoặc nằm, chảy nước mắt, 2 mí mắt bi viêm dính lại với nhau dẫn đến viêm toàn mắt, mù mắt.
- Một trong 2 bên đầu hoặc cả 2 bên đều phù sưng to.
7.4. Thể mãn tính
- Các triệu chứngho thở ngạt xáy ra với tần số thấp.
- Tỷ lệ đẻ giảm nhẹ nhưng kéo dài.
- Tỷ lệ chết giảm 5%.
- Bệnh kéo dài hàng tháng, thậm chí đến 2 tháng.
7.5. Thể ấn bệnh
Đây là thể bệnh mang trùng, không có dấu hiệu bệnh rõ rệt.
* Cách điều trị : 
Phải thực hiện 2 việc đồng thời:
- Uống hoặc nhỏ trực tiếp ngay lập tức vacxin ILT- Laringo vào đàn gà bệnh. Sau 10 ngày cho uống nhắc lại lần 2.
- Cho uống theo 1 trong 2 phác đồ:
Phác đồ 1: 1g CCRD.Năm Thái kết hợp 1g Gentafam-1 hoặc 1g Hepaton và 1g Super vitamin pha chúng vào 1l nước cho gà uống cả ngày, uống liên tục 4-5 ngày là khỏi.
Phác đồ 2: Lấy 1g CCRD.Năm Thái kết hợp 1g Anti CRD.LA hoặc Tydox TA và 1g Doxyvit pha chung 1l nước cho gà uống cả ngày, uống 4-5 ngày là khỏi.

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ( bệnh này khác với viêm thanh khí quả truyền nhiễm )
 Biểu hiện : 
Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm có 5 thể biểu hiện: cấp tính dưới cấp, mãn tính, thể mắt, thể ẩn bệnh.
7.1. Thể cấp tính:
- Có một số gà bị chết đột tử.
- Một số khác buồn ngủ, ủ rũ, xù lông, thở khó, ngạt từng cơn, rướn dài cổ khi hít khí và ngáp hoặc hắt hơi.
- Cuối cơn ngạt gà lắc đầu khạc đờm đôi khi có lẫn mãu.
- Da, mào tích màu xanh tím.
- Các biểu hiện viêm mũi, viêm mí mắt, chảy nước mắt nước mũi luôn hiện hữu.
- Tỷ lệ ốm cao tỷ lệ chết cũng rất cao 50 -70 %.
7.2. Thể dưới cấp
- Viêm mũi, viêm mắt, viêm xoang má làm cho gà bị phù đầu giống như sổ mũi truyền nhiễm hoặc bệnh cúm gà chảy nhiều nước mũi, nước mắt.
- Ho ngạt từng cơn thưa thớt.
- Gà ăn kém giảm đẻ, tỷ lệ ốm khoảng 50%. Tỷ lệ chết không quá 20% bệnh kéo dài 2 – 3 tuần thì chuyển qua thể mãn tính.
7.3. Thể mắt
- Thể này thường xảy ra ở gà từ 20- 40 ngày tuổi.
- 1 trong 2 mắt bị viêm, sợ ánh sáng nên gà bệnh thường tìm chỗ ít ánh sáng để đứng hoặc nằm, chảy nước mắt, 2 mí mắt bi viêm dính lại với nhau dẫn đến viêm toàn mắt, mù mắt.
- Một trong 2 bên đầu hoặc cả 2 bên đều phù sưng to.
7.4. Thể mãn tính
- Các triệu chứngho thở ngạt xáy ra với tần số thấp.
- Tỷ lệ đẻ giảm nhẹ nhưng kéo dài.
- Tỷ lệ chết giảm 5%.
- Bệnh kéo dài hàng tháng, thậm chí đến 2 tháng.
7.5. Thể ấn bệnh
Đây là thể bệnh mang trùng, không có dấu hiệu bệnh rõ rệt.
* Cách điều trị : 
Phải thực hiện 2 việc đồng thời:
- Uống hoặc nhỏ trực tiếp ngay lập tức vacxin ILT- Laringo vào đàn gà bệnh. Sau 10 ngày cho uống nhắc lại lần 2.
- Cho uống theo 1 trong 2 phác đồ:
Phác đồ 1: 1g CCRD.Năm Thái kết hợp 1g Gentafam-1 hoặc 1g Hepaton và 1g Super vitamin pha chúng vào 1l nước cho gà uống cả ngày, uống liên tục 4-5 ngày là khỏi.
Phác đồ 2: Lấy 1g CCRD.Năm Thái kết hợp 1g Anti CRD.LA hoặc Tydox TA và 1g Doxyvit pha chung 1l nước cho gà uống cả ngày, uống 4-5 ngày là khỏi.

Bệnh tụ huyết trùng 
Biểu hiện :
Thời gian nung bệnh ngắn từ 1-2 ngày.
- Thể cấp tính: Chỉ xuất hiện triệu chứng vài giờ trước khi chết như: sốt cao 42- 43oC, bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, nhịp thở tăng, tiêu chảy phân màu xanh lá cây, gà chết nhanh và mào, yếm, mặt bị tím bầm do bị ngạt thở.
- Thể mãn tính: Gà ốm, ăn ít và yếu, khớp xương chân, xương cánh, xương đệm của bàn chân sưng phồng. Thỉnh thoảng có âm rale khí quản và khó thở.
Cách điều trị :
- Dùng một trong các chế phẩm sau:
+ NOVA-TRIMOXIN: 2g/ lít nước uống, trong 4-5 ngày.
+ NOVA-TRIMEDOX: 1g/ lít nước uống, trong 5-7 ngày.
+ NOVA ENRO 10%: 1 ml/ lít nước uống hoặc 1ml/ 10kg thể trọng, trong 4-5 ngày.
+ NOVA FLOX 20%: 1 ml/2lít nước uống hoặc 1ml/ 20kg thể trọng, trong 4-5 ngày.
+ NOVA-D.O.T: Tiêm bắp 1ml/5kg trọng lượng, ngày 1 lần, trong 3-4 ngày.
+ NOVASOL: Tiêm bắp 1ml/5 g thể trọng, ngày 1 lần, trong 3-4 ngày.
+ NOVA -TICOGEN: Tiêm bắp 1ml/5-10kg thể trọng/ngày 1 lần, trong 4-5 ngày. Trường hợp bệnh nặng ngày đầu tiên tiêm 2 lần các ngày sau tiêm 1 lần.
- Kết hợp bổ sung chất điện giải, vitamin, chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng bệnh và giúp thú mau hồi phục. Dùng một trong các sản phẩm sau:
+ NOVA-ELECTROVIT: 2g/ lít nước uống, trong 3-5 ngày.
+ NOVA-AMINOLYTES: 1,5g/ lít nước uống, dùng liên tục đến khi hồi phục bệnh.
+ NOVA-DEXTROLYTES: 2g/ lít nước uống, dùng liên tục đến khi hồi phục bệnh.
+ NOVA-C COMPLEX: 2g/ lít nước uống, trong 3-5 ngày.
+ NOVA-VITONIC: 1,5g/ lít nước, trong 4-5 ngày.
- Trường hợp gà bị sốt ta dùng kết hợp thêm một trong các loại thuốc hạ nhiệt sau: 
+ NOVA-PARA C: 1g/ lít nước uống, dùng cho đến khi hết triệu chứng sốt.
+ NOVA-PARAXIN: 1,5g/ lít nước uống, dùng cho đến khi hết triệu chứng sốt.
+ NOVA-C PLUS: 2g/ lít nước uống, dùng cho đến khi hết triệu chứng sốt.
- Sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, ngày 1-2 lần trong suốt thời gian thú bị bệnh: Dùng một trong các sản phẩm sau NOVACIDE, NOVADINE, NOVASEPT.

Bệnh thiếu máu truyền nhiễm ở gà 
Biểu hiện :

- Bênh bùng phát bất ngờ, gà bệnh hay nằm tụm đống, ngại vận động, xù lông, giảm hoặc bỏ ăn, lông xù.
- Mào tích nhợt nhạt, da vàng xanh.
- Tụ máu dưới da cánh (đặc biệt khửu tay) nên từ dây bệnh có tên là bệnh cánh xanh hoặc chảy máu từ lỗ chân lông ống của đuôi và cánh.
- Tiêu chảy mạnh, phân xanh vàng hoặc vàng trắng.
- Bệnh kéo dài 10- 20 ngày và gà chết do mất máu suy kiệt hoặc do bệnh kế phát. Tỷ lệ chết do thiếu máu truyền nhiễm nguyên phát khoảng 15% nhưng thực tế chúng tôi thấy tỷ lệ chết lên tới 40- 50%, chủ yếu do bội nhiễm, bệnh ghép hoặc do chảy máu gây hấp dẫn những gà khỏe đến mổ, cắn.
- Lông của phần lưng bị rụng, thấy rõ nhiều dám da bị viêm tạo vảy màu nâu đen.
Cách điều trị :
- Tăng cường sức đề kháng và khả năng sản xuất máu cho gà bằng cách cho uống Doxyvit hoặc Super- Vitamin, kết hợp với bồ gan- lách- thận TA hoặc TA.Sorbitol B12 và Gluco K.C.B2.
- Các phác đồ điều trị cụ thể cho 100kg gà ăn hoặc uống/ 1 ngày như sau:

Phác đồ 1:
+ Gluco K.C.B2: 100g
+ TA.Sorbitol B12 40g
+ Super vitamin 20g
+ T.colivit : 20g
Pha vào 20 lít nước hoặc trộn với thức ăn cho gà ăn uống ngày đêm, liên tục trong 4-5 ngày.
Phác đồ 2:
+ Gluco K.C.B2: 100g
+ Bổ gan- lách- thận TA: 40g
+ T.FloxC 20g
+ Doxyvit. Thái : 20g
- Phải ngăn chăn bệnh thức phát nên cho uống một trong các loại kháng sinh phổ rộng như T.Colivit, T.Avimycin, T.Flox.C, Ampicoli.Thái. TIC….. với liều điều trị ghi trên bao bì.

Tin tức

Thăm dò ý kiến

Bạn có hài lòng với trang web mới của chúng tôi ?

Tổng số lượt bình chọn: 89

Liên hệ

gatreusa.vn 79/ I10 Âu Cơ P14 Q11
Hồ Chí Minh
0978.739.720 ocean60419872@gmail.com